Bạn đang ở đây

Phổ biến giáo dục pháp luật

Tiếng Việt

Yên Bái: Ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2023 trên địa bàn tỉnh

UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 34/KH-UBND về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (THTHPL) trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Ảnh minh họa.

Mục đích của kế hoạch nhằm xem xét, đánh giá khách quan thực trạng thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trên địa bàn tỉnh Yên Bái để kịp thời phát hiện những tồn tại, vướng mắc, bất cập và đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Nội dung của Kế hoạch, theo dõi tình hình thi hành pháp luật về giá. Phạm vi theo dõi tình hình thi hành pháp về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu, tại các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.

Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về bảo đảm an sinh xã hội, gồm lao động, việc làm tại các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.

* Các hoạt động theo dõi theo dõi tình hình thi hành pháp luật gồm:

- Việc xây dựng danh mục các văn ban quy phạm pháp luật (QPPL) và văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành. Trong đó, rà soát, tổng hợp xây dựng danh mục các văn bản QPPL do HĐND, UBND các cấp ban hành và văn ban chỉ dạo, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện của các ngành, các cấp trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành;

- Về tổ chức thu thập, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành. Nội dung hoạt động gồm tiếp nhận, thu thập thông tin phản ánh, dư luận từ các phương tiện thông tin đại chúng; phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; thông tin từ quản lý nhà nước, thông tin từ kết quả hoạt động của các cơ quan giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý, truy tố, xét xử;

Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý thông tin về THTHPL trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 32/2020/NĐ-CP (nếu có).

- Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để tổ chức kiểm tra THTHPL về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu và về lao động, việc làm;

- Tổ chức điều tra, khảo sát THTHPL về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu và về lao động, việc làm.

UBND tỉnh giao Sở Tư pháp tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện.

Nguồn: Cổng TTĐT Yên Bái

Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 977/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”.

Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật

Mục tiêu chung của Đề án là xây dựng, tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả, toàn diện các giải pháp, nhiệm vụ nhằm tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tuân theo pháp luật, sử dụng pháp luật của người dân để thực hiện quyền, bảo vệ lợi ích hợp pháp, hình thành thói quen, văn hóa sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận pháp luật

Đề án cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể hoàn thành việc rà soát, đề xuất chính sách, thể chế liên quan đến tiếp cận pháp luật của người dân bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, khả thi, phù hợp với từng giai đoạn; nhận thức, trách nhiệm và thói quen tìm hiểu, sử dụng và tuân theo pháp luật của người dân, đặc biệt là đối tượng đặc thù, trẻ em, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được nâng cao.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh được bảo đảm các điều kiện để thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận pháp luật.

Đồng thời, nâng cao năng lực giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận trong hỗ trợ người dân tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật.

Các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và các tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp được nâng cao năng lực, phát huy trách nhiệm xã hội trong việc hỗ trợ thông tin pháp luật, tư vấn pháp luật cho người dân.

Để đạt được các mục tiêu trên, Đề án đặt ra 5 nhiệm vụ và giải pháp gồm: 1- Rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách, thể chế bảo đảm, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật; 2- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hình thành thói quen tìm hiểu, sử dụng và tuân theo pháp luật của người dân; 3- Nâng cao năng lực, trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh; 4- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật; 5- Đầu tư, hỗ trợ nguồn lực, công nghệ thông tin bảo đảm cho các hoạt động phục vụ yêu cầu tiếp cận pháp luật của người dân của các cơ quan, tổ chức.

Thiết lập các điều kiện cần thiết cho người dân chủ động tiếp cận thông tin pháp luật

Trong đó, về rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách, thể chế bảo đảm, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật, Đề án đặt ra nhiệm vụ rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật, tiếp cận thông tin để đổi mới nội dung, phương thức thực hiện theo hướng Nhà nước thiết lập các điều kiện cần thiết cho người dân chủ động tiếp cận thông tin pháp luật.

Đồng thời, rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý, bổ trợ tư pháp để tạo cơ sở huy động nguồn lực xã hội, phát huy vai trò, trách nhiệm xã hội của các tổ chức và thành viên.

Bên cạnh đó, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm nước ngoài phục vụ hoàn thiện chính sách, thể chế và các mô hình nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân.

Đầu tư, hỗ trợ nguồn lực, công nghệ thông tin

Một trong các nhiệm vụ cụ thể khác là bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, các phương tiện, thiết bị phục vụ các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, các chương trình, đề án được giao.

Bố trí kinh phí cho các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, tổ chức đại diện của đối tượng đặc thù để phát huy vai trò của các tổ chức này trong hỗ trợ, nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân.

Phát huy trách nhiệm xã hội, sự chủ động của các tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp để triển khai hiệu quả hoạt động hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật.

Đề án được triển khai thực hiện từ năm 2023 – 2030 trong phạm vi cả nước.

Nguồn: Báo Chính phủ

UBND tỉnh Yên Bái ban hành kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh năm 2023

Vừa qua, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) về phòng, chống tham nhũng (PCTN) trên địa bàn tỉnh năm 2023

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy – Trưởng Ban chỉ đạo PCTN, tiêu cực tỉnh, Ban chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh gợi ý thảo luận tại Hội nghị tổng kết công tác Ban chỉ đạo PCTN, tiêu cực tỉnh, Ban chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh năm 2022, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy – Trưởng Ban chỉ đạo PCTN, tiêu cực tỉnh, Ban chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh gợi ý thảo luận tại Hội nghị tổng kết công tác Ban chỉ đạo PCTN, tiêu cực tỉnh, Ban chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh năm 2022, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.

Theo đó, cần tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác TTPBGDPL về PCTN, gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị đến toàn thể cán bộ, công chức và Nhân dân tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Qua đó, đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên; tạo chuyển biến về tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, khuyến khích tự tu dưỡng, rèn luyện, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phòng, chống các biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa". 

Cùng với đó tuyên truyền tầm quan trọng của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; định hướng, chỉ đạo, mục tiêu, quan điểm PCTN, lãng phí được nêu trong các văn bản của Trung ương Đảng, Chính phủ, của tỉnh; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Công ước của Liên hợp quốc về PCTN (UNCAC); Luật PCTN; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP; Nghị định 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Trong Kế hoạch cũng phân công nhiệm vụ cụ thể và thời gian thực hiện cho các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan với yêu cầu việc tuyên truyền pháp luật PCTN cần được tiến hành nghiêm túc, đồng bộ, bằng nhiều hình thức phù hợp từng đối tượng, từng thời điểm và tình hình cụ thể; bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN. 

Cùng với đó, công tác tuyên truyền phổ biến phải được triển khai bằng các hình thức đa dạng, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với nội dung và từng đối tượng, địa bàn; bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.  

Nguồn: Báo Yên Bái