Bạn đang ở đây

Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế và thương mại Việt Nam

11/04/2012 11:45:19

Khuyến nghị chính sách thực hiện Chiến lược Xuất - Nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030". Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên chủ trì với sự tham gia của nhóm tác giả Báo cáo và đại diện các Bộ, ngành, hiệp hội doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức nước ngoài và các cơ quan báo chí tại Hà Nội.

Sau gần ba thập kỷ, công cuộc đổi mới của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về mặt kinh tế xã hội: kinh tế tăng trưởng ở mức cao, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển thương mại, mở rộng đầu tư, góp phần xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Nói đến những thành tựu gần đây của Việt Nam không thể không nhắc đến phần đóng góp quan trọng của việc cải thiện các chính sách thương mại tập trung vào tự do hóa thương mại trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng.

Với chủ trương tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng. Việt Nam hiện là thành viên quan trọng trong khối ASEAN, tích cực thực hiện các cam kết Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), là thành viên tích cực của APEC, ASEM và nhiều tổ chức kinh tế quốc tế khác, và đã tham gia các hiệp đinh thương mại tự do (FTA) với các đối tác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, Niu-di-lân và gần đây nhất là Chi-lê. Việt Nam cũng đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với Nhật Bản, đang đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và chuẩn bị khởi động đàm phán FTA với EU. Tháng 01 năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), có quan hệ thương mại với trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, đánh dấu sự hội nhập toàn diện và đầy đủ của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu.

Hội nhập kinh tế quốc tế càng sâu rộng, dù ở cấp độ đơn phương, song phương, khu vực hay Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thì cơ hội phát triển càng nhiều, song khó khăn thách thức cũng càng lớn. Quá trình hội nhập kinh tế, nhất là kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO và tham gia mạnh mẽ hơn các hiệp định thương mại tự do (FTA), còn làm bộc lộ rõ hơn những yếu kém nội tại của nền kinh tế Việt Nam. Tình hình hiện nay đang đòi hỏi phải có một chiến lược xuất nhập khẩu hiệu quả nhằm thực sự góp phần cải thiện hiệu quả phân bổ nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, và ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh Việt Nam cần tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng chất lượng, hiệu quả như đã đề ra trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020.

 

Trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn III (EU-Việt Nam MUTRAP III), nhóm chuyên gia gồm ông Trương Đình Tuyển - nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại và các cán bộ cao cấp, các chuyên gia kinh tế ở các viện nghiên cứu đầu ngành của Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu “Tác động của mở cửa thị trường trong WTO và các Hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA) đến hoạt động sản xuất, thương mại của Việt Nam và các biện pháp hoàn thiện cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương giai đoạn 2011-2015”.

Báo cáo tập trung vào các cam kết mở cửa thị trường Việt Nam, đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với tăng trưởng, đầu tư và đặc biệt là thương mại trong 10 năm gần đây, đồng thời tập trung phân tích tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa. Trên cơ sở đó, cùng với việc dự báo bối cảnh trong những năm tới, báo cáo đề xuất, đưa ra những kiến nghị chính sách, cơ chế quản lý xuất nhập khẩu Việt Nam cần xem xét và thực thi nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, hạn chế nhập siêu giai đoạn 2011-2015, mục tiêu đến 2020.

Nhằm phổ biến kết quả nghiên cứu của Báo cáo và giới thiệu Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030, được phê duyệt theo quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 10 tháng 4 năm 2012 Dự án EU-Việt Nam MUTRAP III tổ chức Hội thảo “Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương mại Việt Nam. Khuyến nghị chính sách thực hiện Chiến lược Xuất –Nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030”.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết dù ở cấp độ đơn phương, song phương, khu vực hay Tổ chức Thương mại thế giới, hội nhập kinh tế quốc tế càng sâu rộng thì cơ hội phát triển càng nhiều đi kèm với khó khăn thách thức lớn. Quá trình hội nhập kinh tế, nhất là kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO và tham gia mạnh mẽ hơn các hiệp định thương mại tự do (FTA) đòi hỏi phải có một chiến lược xuất nhập khẩu hiệu quả nhằm thực sự góp phần cải thiện hiệu quả phân bổ nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Tới đây Việt Nam sẽ tập trung phát triển xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động rẻ như thủy sản, dệt may, điện tử, các sản phẩm chế tác công nghệ trung bình. Giai đoạn 2016-2020, nước ta tập trung phát triển các mặt hàng công nghệ mới có giá trị gia tăng cao, hàm lượng công nghiệp và chất xám cao trên cơ sở thu hút mạnh đầu tư trong nước và nước ngoài vào các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh Việt Nam cần tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng chất lượng hiệu quả như đã đề ra trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020.

 

Theo Bộ Công Thương

 

 

Tin liên quan