Bạn đang ở đây

Kết quả của hoạt động khuyến công Yên Bái năm 2011 – 8 giải pháp để thực hiện tốt khuyến công năm 2012

26/12/2011 09:22:06

Hoạt động khuyến công đã thực sự góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái phát triển về cả số lượng cơ sở và giá trị sản xuất đồng thời tạo được tiền đề để thực hiện kế hoạch khuyến công năm 2012 hiệu quả hơn.

Trong tổng số gần 3 tỷ đồng kinh phí khuyến công dược giải ngân, có 990 triệu là nguồn kinh phí khuyến công quốc gia với 9 đề án tập trung chủ yếu hỗ trợ mô hình xây dựng trình diễn kỹ thuật và ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến phục vụ sản xuất; Khuyến công địa phương hỗ trợ cho 43 đề án với tổng kinh phí là 2 tỷ đồng.

Đối với  hoạt động khuyến công địa phương,  năm 2011đã có được thuận lợi cơ bản đó là: có Quyết định số 10/2011/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc ban hành Quy chế xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động khuyến công tỉnh Yên Bái. Quyết định này là khung pháp lý tạo ra môi trường vô cùng thuận lợi cho hoạt động khuyến công ở địa phương, đưa hoạt động khuyến công vào nề nếp và mang tính chuyên nghiệp. Cụ thể theo Quyết định này thì Trung tâm Khuyến công sẽ trực tiếp ký hợp đồng thực hiện đề án với cơ sở thụ hưởng thay vì trước đây do Phòng Kinh tế hạ tầng các huyện thị ký hợp đồng với cơ sở. Như vậy Trung tâm khuyến công hoàn toàn chủ động trong việc xúc tiến triển khai thực hiện các hoạt động khuyến công trên địa bàn toàn tỉnh.

Năm 2012, để thực hiện được kế hoạch khuyến công với 4 tỷ đồng trong đó khuyến công Quốc gia 2 tỷ đồng, Khuyến công địa phương 2 tỷ đồng và điều quan trọng hơn là để hoạt động khuyến công phát huy được hiệu quả thì Sở Công Thương đã chỉ đạo định hướng cho Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp tập trung vào một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như sau:

1.Phân khai chi tiết kế hoạch năm 2012 theo một số tiêu chí như: phân theo địa bàn huyện thị; phân theo nhóm nội dung hỗ trợ.

Tập trung vào các cơ sở sản xuất Công nghiệp nông thôn ở một số ngành nghề có lợi thế về tiềm năng của từng địa phương: Chế biến LNS (chè, gỗ, quế); sản xuất vật liệu xây dựng (gạch không nung); sản xuất gia công cơ khí nhỏ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp…

Nội dung hỗ trợ tập trung vào: xây dựng mô hình trình diễn, hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, đào tạo nghề cho doanh nghiệp, tổ chức hội chợ cấp khu vực,…

2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn thông qua hoạt động khuyến công đến tất cả các cơ sở công nghiệp nông thôn.

3. Lựa chọn cơ sở chặt chẽ hơn để xây dựng đề án khuyến công có tính khả thi cao.

4. Bám sát chương trình kế hoạch khuyến công của tỉnh (tại Quyết định số 928/QĐ-UBND ngày 29/6/2011 của ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc Phê duyệt Dự án rà soát điều chỉnh chương trình khuyến công tỉnh Yên Bái giai đọan 2011 – 2015).

5. Tăng cường quản lý chặt chẽ nguồn kinh phí khuyến công, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí khuyến công. Chú trọng phần kiểm tra duy trì hoạt động của các cơ sở sau nghiệm thu.

6. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả các các chương trình bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ hoạt động trong lĩnh vực khuyến công.

7. Nâng cao mức hỗ trợ cho 1 đề án (trong quy định cho phép), đồng thời khi triển khai thực hiện đề án phải bám sát cơ sở để đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn tối đa thời gian khếp kín của 1 đề án.

8. Chú trọng công tác thi đua khen thưởng đối với công tác khuyến công.

Nguồn: TTKC-SCT

Tin liên quan