Bạn đang ở đây

Hoạt động sản xuất công nghiệp và kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh tháng 2/2011

10/09/2011 15:52:49
* Về sản xuất công nghiệp trên địa bàn tháng 02/2011 ước đạt: 189,958 tỷ đồng giá trị, giảm 18,8% so với tháng trước. Lũy kế ước đạt 444,084 triệu đồng, bằng 12,3% so với kế hoạch, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:
 
Khối công nghiệp huyện thị và các doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản thực hiện, ước đạt 109,774 tỷ đồng, lũy kế ước đạt 255,081 tỷ đồng bằng  12,1% so với kế hoạch, tăng 41,4% so với cùng kỳ.
 
Khối doanh nghiệp khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dưng,... ước đạt 66,878 tỷ đồng, lũy kế ước đạt 143,758 tỷ đồng, bằng 12,7% kế hoạch, giảm 8,5% so với cùng kỳ.
 
Các doanh nghiệp sản xuất điện, nước ước đạt 22,306 tỷ đồng, lũy kế ước đạt 45,245 tỷ đồng bằng 12,3% kế hoạch, tăng 67,89% so với cùng kỳ.
 
Mặc dù giá trị sản xuất công nghiệp tháng 2 giảm so với tháng 1, song lũy kế 2 tháng vẫn duy trì được tăng trưởng so với cùng kỳ. Trong đó các nhân tố đóng góp cho tăng trưởng chủ yếu là công nghiệp các huyện thi thành phố (tăng tới 51%), trong đó: tăng cao nhất là Yên Bình 74,3%; TP Yên Bái 57%;  Lục Yên 51%; Văn chấn 21%...Bên cạnh đó  giá trị sản xuất điện cũng có mức tăng đáng kể (112% so với cùng kỳ).
 
* Về kinh doanh thương mại, nhìn chung thị trường nội địa trong những ngày trước, trong và sau Tết Nguyên đán ổn định do sự chỉ đạo sát sao của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương. Công tác bình ổn thị trường được triển khai tích cực và phát huy hiệu quả, không xảy ra tình trạng sốt hàng, sốt giá. Công tác quản lý thị trường được đẩy mạnh, ngăn chặn kịp thời các hành vi tăng giá bất hợp lý, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguồn cung hàng hoá được chuẩn bị tốt nên thị trường hàng hoá phong phú, đa dạng. Hàng hoá sản xuất trong nước đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
 
Do nhu cầu thực phẩm trong dịp Tết tăng nên giá cả thực phẩm tăng khá cao, nhất là mặt hàng thực phẩm tươi sống. Sau Tết, giá của nhóm hàng lương thực, thực phẩm đã có xu hướng giảm dần về mức ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng chung toàn tỉnh tháng 02/2011 đã tăng 1,46% so với tháng trước, đây là mức tăng khá cao, tạo nên những khó khăn và áp lực cho cả khu vực sản xuất và tiêu dùng. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội tháng 02/2011 ước đạt 450,19 tỷ đồng, giảm 10,08% so với tháng trước,  bằng 16,39% KH, tăng 17,7% so với cùng kỳ.
 
Về xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu tháng 02/2011 ư¬ớc đạt 2,03 triệu USD, giảm 44,95% so với tháng trước. Lũy kế ước đạt 5,718 triệu USD, bằng 15,5% KH; tăng 33,3% so với cùng kỳ. Mặc dù kim nghạch xuất khẩu tháng 2  giảm so với tháng trước, tuy nhiên so với cùng kỳ kim ngạch xuất khẩu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Đóng góp vào sự tăng trưởng là một số doanh nghiệp như: Công ty cổ phần Mông Sơn; Công ty CP Hapaco Yên Sơn; Công ty TNHH thương mại sản xuất XNK Đạt Thành; Công ty liên doanh YBB; Công ty CP kinh doanh chế biến lâm sản…Bên cạnh đó một số doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu giảm như: Công ty CP lâm nông sản thực phẩm Yên Bái; Công ty TNHH Đá cẩm thạch RK; Công ty CP may xuất khẩu Yên Bái.
 
Bước sang tháng 3, dự báo với nhiều khó khăn và thách thức: Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội được triển khai đồng loạt và quyết liệt, trong đó có việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, phương tiện thanh toán khoảng 15- 16%; thực hiện chính sách tài khóa chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách Nhà nước; điều chỉnh tăng giá điện, xăng dầu. Việc thực hiện các giải pháp trên sẽ có ảnh hưởng lớn đến sản xuất công nghiệp và kinh doanh thương mại. Trong đó, những khó khăn từ trong năm 2010 chưa được giải quyết, nay sẽ còn gay gắt hơn, cụ thể: vốn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư thiếu; giá cả vật tư tăng, chi phí sản xuất kinh doanh tăng, hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm; thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp; Thị trường hàng hóa có thể có những biến động bất thường về cung- cầu và giá cả, nhất là một số mặt hàng tiêu dùng và vật tư thiết yếu…T
hời tiết khí hậu có thể sẽ có những diễn biến bất thường…Hoạt động sản xuất công nghiệp và kinh doanh thương mại trên địa bàn rất cần sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan nhà nước và cố gắng nỗ lực rất lớn từ các doanh nghiệp, để phấn đấu hoàn thành mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
 
Nguồn: P.XTTM-SCT

Tin liên quan