Bạn đang ở đây

Hoạt động Công nghiệp và thương mại Yên Bái tháng 3 và 3 tháng

10/04/2012 11:17:50

Nguyên nhân chủ yếu là do hầu hết các doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất, trong khi chi phí đầu vào tiếp tục tăng; thị trường vật liệu xây dựng nhu cầu giảm mạnh dẫn đến tồn kho lớn; một số các sản phẩm khoáng sản sau khi dừng xuất khẩu tiêu thụ trong nước chậm, hoặc chưa tìm được thị trường tiêu thụ, kết quả cụ thể như sau:

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 03/2012 ước đạt 267,565 tỷ đồng tăng 12,6% so với thực hiện tháng trước và tăng 22% so với cùng kỳ năm trước; luỹ kế ước đạt 711,724 tỷ đồng, bằng 18,24% kế hoạch năm, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực doanh nghiệp Nhà nước ước đạt 70,287 tỷ đồng, tăng 2,1% so với tháng trước; luỹ kế ước đạt 203,667 tỷ đồng, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm trước; Khu vực ngoài quốc doanh ước đạt 176,564 tỷ đồng, tăng 15,4 % so với tháng trước; luỹ kế ước đạt 461,256 tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 20,714 tỷ đồng, tăng 30,7% so với tháng trước; luỹ kế ước đạt 46,801 tỷ đồng, tăng 210,9% so với cùng kỳ năm trước .

Một số sản phẩm chủ yếu có ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp: Đá bột ước đạt 42,7 ngàn tấn, tăng 12,8% so với tháng trước, lũy kế ước đạt 103,476 ngàn tấn, tăng 8,9% so với cùng kỳ; Tinh dầu quế ước đạt 21 tấn, tăng 7,7% so với tháng trước, lũy kế ước đạt 59,5 tấn, tăng 145,9% so với cùng kỳ; Đũa gỗ xuất khẩu ước đạt 40 triệu đôi, tăng 11,4% so với tháng trước, lũy kế ước đạt 99,8 triệu đôi, tăng 12,3% so với cùng kỳ; Gạch xây dựng ước đạt 21.442 ngàn viên, tăng 20,1% so với tháng trước, lũy kế ước đạt 55.149 ngàn viên, tăng 35,7% so với cùng kỳ;…

Tình hình kinh doanh thương mại trên địa bàn trong tháng 3 đã đi vào hoạt động ổn định, tuy nhiên giá một số các mặt hàng tiếp tục tăng. Chỉ số giá tiêu dùng chung toàn tỉnh tháng 03/2012 tăng 0,41% so với tháng trước, bình quân so với cùng kỳ năm trước tăng 19,97%, trong đó một số nhóm hàng tăng cao như: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 26,93%; đồ uống và thuốc lá tăng 9,88%; nhà ở, điện nước, chất đốt, VLXD tăng 14,12%; giao thông tăng 15,59%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 13,53%... riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 1,66%....Chỉ số giá vàng trong tháng 03/2012 giảm 0,91% so với tháng trước, bình quân so với cùng kỳ năm trước tăng 19,25%; Chỉ số giá đô la Mỹ trong tháng 03/2012 giảm 0,43% so với tháng trước, bình quân so với cùng kỳ năm trước giảm 1,11%.

Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tháng 3/2012 ước đạt 608,575 tỷ đồng, tăng 1,78% với tháng trước, lũy kế ước đạt 1.901,193 tỷ đồng, bằng 27,15% kế hoạch, tăng 33,78% so với cùng kỳ. Trong đó: khu vực kinh tế Nhà nước ước đạt 42,364 tỷ đồng, lũy kế đạt 128,22 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 6,75%; các khu vực kinh tế khác ước đạt 566,211 tỷ đồng, lũy kế đạt 1.772,973 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 93,25%.

Kim ngạch xuất khẩu tháng 03/2012 ư­ớc đạt 3.186,5 ngàn USD, giảm 20,79% so với tháng trước, lũy kế ước đạt 9.827,1 ngàn USD, bằng 24,6% kế hoạch, tăng 21,9% so với cùng kỳ. Đóng góp nhiều vào kim ngạch xuất khẩu là: nhóm sản phẩm khoáng sản (đá bột + hạt, đá block); chè, giấy vàng mã; nhóm hàng nông lâm sản. Các đơn vị có kim ngạch xuất khẩu lớn gồm: Công ty TNHH Hối Thành; Công ty liên doanh cacbonnat YBB; Công ty CP Mông Sơn; Công ty CP lâm nông sản thực phẩm Yên Bái; Công ty TNHH Đá cẩm thạch RK Việt Nam… Song song với đó, kim ngạch nhập khẩu tháng 03/2012 ước đạt 30 ngàn USD, lũy kế ước đạt 476,3 ngàn USD, tăng 39,8% so với cùng kỳ năm 2011. Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là nguyên phụ liệu hàng may mặc, máy móc, thiết bị, phụ tùng.

Để hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch năm 2012. Trong thời gian tới Sở Công Thương sẽ tập trung triển khai một số nhiệm vụ:Tiếp tục thực hiện kiểm tra đôn đốc tình hình triển khai thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất công nghiệp và kinh doanh thương mại; chủ trì, phối hợp với các ngành, các địa phương và doanh nghiệp thực hiện Báo cáo đánh giá thực trạng doanh nghiệp công nghiêp, thương mại trên địa bàn và đề xuất các chính sách, biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; Phối hợp tốt với các ngành chức năng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ thiết bị, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm; Động viên các doanh nghiệp có giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, trong đó tập trung vào các sản phẩm chủ lực như: xi măng; Felspat bột; bột đá; Giấy đế, giấy vàng mã, chè…tiếp tục tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất công nghiệp - TTCN các địa phương; …

Nguồn: Phòng KHTH

Tin liên quan