Bạn đang ở đây

Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nga

16/01/2014 11:05:55

Năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều đạt mức 3,7 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt mức 4 tỷ USD trong năm 2013. Hai nước đang đặt mục tiêu đạt kim ngạch thương mại song phương 7 tỷ USD vào năm 2015 và tiến tới con số 15 tỷ USD vào năm 2020.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Nga trong những năm qua tăng trưởng ổn định ở mức trên dưới 30%. 11 tháng năm 2013, xuất khẩu sang Nga tăng 22,85% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,78 tỷ USD. Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang Nga gồm: Điện thoại; máy tính, thủy sản, hàng may mặc, giày dép…
Đặc biệt trong thời gian gần đây mặt hàng linh kiện điện thoại và máy tính có kim ngạch tăng trưởng chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang nước này.
Theo thống kê, trong 11 tháng đầu năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt 1,78 tỷ USD; trong đó riêng mặt hàng điện thoại và linh kiện đạt 758,42 triệu USD, chiếm 42,66% tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp đến là máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 183,69 triệu USD (chiếm 10,33%), hàng dệt may đạt 122,48 triệu USD, chiếm 6,89%, các mặt hàng khác như thủy sản, cà phê, giày dép,…chiếm khoảng trên dưới 5%.
Các mặt hàng có nhu cầu lớn hiện nay của Nga mà Việt Nam có thể cung cấp là hàng may mặc, điện tử gia dụng, thiết bị điện, thực phẩm các loại…
Đa số các mặt hàng xuất khẩu sang Nga 11 tháng đầu năm đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ; trong đó có 3 nhóm hàng đạt tốc độ tăng trưởng cao trên 100% về kim ngạch gồm: gạo (tăng 458,8%, đạt 40,16 triệu USD); xăng dầu (tăng 209,47%, đạt 38,79 triệu USD); máy tính (tăng 103,22%, đạt 183,69 triệu USD). Ngược lại, nhóm hàng cao su xuất sang thị trường này lại sụt giảm 46,59%, chỉ đạt 9,37 triệu USD

Thống kê Hải quan về xuất khẩu hàng hóa sang Nga 11 tháng năm 2013. ĐVT: USD

 
 
Mặt hàng
 
T11/2013
 
11T/2013
 
T11/2013 so với T11/2012(%)
11T/2013 so với cùng kỳ(%)
Tổng kim ngạch
169.724.753
1.778.004.008
+1,12
+22,85

Điện thoại các loại và linh kiện

79.403.027
758.417.221
-16,34
+9,88

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

17.913.322
183.687.581
+150,38
+103,22

Hàng dệt may

11.344.899
122.476.844
-8,74
+13,17

Giày dép các loại

11.763.299
89.572.932
+0,17
+57,35

Hàng thuỷ sản

9.454.513
84.991.608
+4,60
-4,37

Cà phê

4.671.183
79.554.827
-11,10
+8,96

Hạt điều

2.832.199
54.026.716
-8,31
+10,24
Gạo
2.838.443
40.161.650
+212,37
+458,80

Xăng dầu các loại

5.503.237
38.785.011
+257,81
+209,47

Hàng rau quả

3.203.413
28.839.172
+13,87
+7,76

Hạt tiêu

1.047.298
25.189.354
+44,90
+30,39
Chè
988.584
16.930.336
-16,58
-13,85

Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù

1.223.735
13.771.251
+5,28
+30,38

Quặng và khoáng sản khác

25.500
13.255.506
*
*

Máy móc, thiết bị,dụng cụ phụ tùng

1.409.585
13.169.466
+115,29
+36,69

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

849.372
10.271.789
-34,65
+7,40

Sản phẩm từ chất dẻo

717.896
9.489.393
+70,65
+2,99

Cao su

842.944
9.373.412
+5,92
-46,59

Sản phẩm mây tre, cói và thảm

353.967
8.487.681
-55,11
+7,51

Sắt thép các loại

170.262
7.305.471
-56,49
+13,44

Gỗ và sản phẩm gỗ

1.071.414
6.415.878
+55,21
-10,20

Sản phẩm gốm sứ

395.598
3.532.816
+146,32
+25,63

Sản phẩm từ cao su

138.164
1.756.196
 
*

Thị trường Nga có nhiều tiềm năng, tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các chuyên gia và những doanh nghiệp chuyên làm hàng xuất nhập khẩu với Nga thì việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này cũng tồn tại không ít khó khăn và trở ngại.

Trong đó, khó khăn lớn nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hầu như không có đầu mối giao dịch thương mại tập trung, ổn định tại thị trường này. Trong khi việc đặt văn phòng đại diện, mở rộng kinh doanh tại Nga còn vướng một số vấn đề về thủ tục pháp lý phức tạp.
Kinh doanh trên thị trường Nga nói riêng và Bắc Âu nói chung đòi hỏi sự nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng để xác định rõ tiềm năng và mong muốn của đối tác, thường xuyên liên lạc với đối tác để gắn kết lâu dài, thường khi đã được đối tác tin tưởng việc hợp tác thường bền chặt.
Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn về chất lượng, giá cả, đòi hỏi cả những cách thức kinh doanh bài bản, phù hợp hơn trong điều kiện mới.
Bởi thị trường lớn hơn, mức thuế giảm cũng sẽ mở ra cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu của nhiều quốc gia khác chứ không riêng gì doanh nghiệp Việt Nam.
Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nên tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm hàng năm để giới thiệu sản phẩm của mình với đối tác Nga.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng Việt vào Nga và thị trường Bắc Âu cần đảm bảo, duy trì chất lượng tốt, cải tiến mẫu mã và nên xây dựng, đăng ký thương hiệu với những mặt hàng đã có uy tín ở thị trường này.
Hiện nay, thu nhập cũng như đời sống của người Nga đã được cải thiện rõ rệt so với trước kia. Loại hàng chất lượng cao, mẫu mã đẹp mắt thường được ưa chuộng và tiêu thụ nhanh hơn. Hệ thống quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ở Nga hoạt động khá chặt chẽ. Quan niệm đưa hàng giá rẻ, chất lượng thường vào Nga đã không hợp thời nữa.

Tin liên quan