Bạn đang ở đây

Thương mại điện tử

Tiếng Việt

Phú Thọ: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP qua thương mại điện tử

Việc đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử được các ngành, địa phương tỉnh Phú Thọ coi giải pháp hiệu quả để đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm này.

Hàng trăm gian hàng, hàng nghìn sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Trong những năm gần đây, ngành Nông nghiệp tỉnh Phú Thọ đã đẩy mạnh phối hợp với các ngành như Công Thương, Thông tin và Truyền thông để đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, đưa các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) lên các sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm tạo động lực nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, tiêu thụ trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, các ngành, địa phương trong tỉnh cũng tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại và đặc biệt là các chủ thể OCOP cài đặt, sử dụng phần mềm nhằm chuẩn hóa quy trình sản xuất, giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, minh bạch thông tin, mã hóa, dán tem QR truy xuất nguồn gốc, thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị nông sản.

Đi vào hoạt động từ năm 2018, đến nay Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Phú Thọ - giaothuong.net.vn đã có 302 gian hàng với 945 sản phẩm dịch vụ và trên 5,53 triệu lượt truy cập. Các sản phẩm được lựa chọn đưa lên sàn hầu hết đạt tiêu chuẩn OCOP, VietGAP, có truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như: Bưởi Đoan Hùng, cam lòng vàng, chè xanh, mì gạo Hùng Lô, gạo nếp Gà gáy Mỹ Lung, thịt chua, tương, nón lá... Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh đạt từ 350 - 400 doanh nghiệp tham gia.

Được khai trương từ tháng 7/2019, Sàn thương mại điện tử voso.vn của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel cũng có nhiều tính năng nổi bật để hỗ trợ khách hàng trong mua sản phẩm như: Quét mã QR để truy xuất nguồn gốc của sản phẩm và minh bạch thông tin của sản phẩm đã trở thành địa chỉ giao dịch thương mại có uy tín với nhiều khách hàng. Bên cạnh đó, sàn voso.vn còn trực tiếp hướng dẫn doanh nghiệp cách chụp ảnh sản phẩm, livestream bán hàng… ngay tại cơ sở sản xuất, tạo thuận lợi cho cả người bán và người mua.

Phú Thọ: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP qua thương mại điện tử
Sản phâm chè Đá Hen được đông đảo khách hàng trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn tin dùng

 

Đến thời điểm này trên sàn Postmart.vn của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam có 28 sản phẩm OCOP của tỉnh Phú Thọ bao gồm 9 sản phẩm đạt 4 sao và 19 sản phẩm 3 sao. Ngoài 28 sản phẩm OCOP, Phú Thọ còn thiết lập gần 90.000 tài khoản được active trên sàn Postmart với hơn 1.500 sản phẩm đa dạng từ nông sản, thực phẩm đến ngành hàng tiêu dùng. Nhờ đó, các sản phẩm OCOP của Phú Thọ được quảng bá rộng rãi, tiếp cận được nhiều đối tượng và dần mở rộng thị phần, từng bước chinh phục thị trường trong nước và nước ngoài. Qua đó, số lượng hàng hoá bán, giao dịch qua kênh online cũng có bước tăng trưởng nhanh so với cách bán hàng truyền thống trước kia.

Đòn bẩy đưa OCOP “xuất ngoại”

Anh Cao Đăng Duy - Giám đốc hợp tác xã mì gạo Hùng Lô cho biết: Nếu như trước đây, sản phẩm mỳ gạo được bày bán chủ yếu ở các chợ truyền thống, cửa hàng, điểm kinh doanh thực phẩm nông sản nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh, thì nay khách hàng ở khắp mọi nơi đều có thể cập nhật được thông tin, giá cả, mẫu mã và chất lượng sản phẩm thông qua những “cú click” đơn giản trên Sàn giao dịch thương mại điện tử với tên miền là giaothuong.net.vn và đặt mua dễ dàng.

Hiện nay, Sàn giao dịch thương mại điện tử đã là một trong những kênh bán hàng hiệu quả của hợp tác xã, đã có 30% sản lượng sản phẩm tiêu thụ thông qua Sàn giao dịch thương mại điện tử. “Đây không những là kênh bán hàng hiệu quả, mà chúng tôi còn có thể cập nhật được thông tin, phản hồi của khách hàng, từ đó rút kinh nghiệm và khắc phục những hạn chế để cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người mua” - anh Duy nói.

Phú Thọ: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP qua thương mại điện tử
Sản phẩm mỳ gạo Hùng Lô được nhiều người tiêu dùng biết đến nhờ kênh tiêu thụ từ sàn thương mại điện tử

 

Còn ông Nguyễn Tuấn Oanh - Giám đốc Hợp tác xã bưởi và dịch vụ tổng hợp xã Bằng Luân, huyện Đoan Hùng cho biết: Sàn thương mại điện tử là nơi giúp sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh nhất. Việc đưa sản phẩm lên sàn đã giúp hợp tác xã mở rộng thị trường, doanh thu không ngừng tăng lên. Hơn 50% sản lượng sản phẩm tiêu thụ của hợp tác xã thông qua Sàn giao dịch thương mại điển tử, website của hợp tác xã và các kênh bán hàng online.

Anh Nguyễn Văn Thanh - Giám đốc hợp tác Sản xuất và chế biến chè Đá Hen (xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê) chia sẻ: Nhận thức của hội viên hợp tác xã trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm ngày càng nâng cao, từ đó chấp hành nghiêm các quy định về sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng, củng cố chỗ đứng vững chắc cho sản phẩm của mình trên thị trường. Với sự nỗ lực cố gắng, hợp tác xã sản xuất chế biến chè Đá Hen đã được cấp chứng nhận OCOP sản phẩm đạt hạng 4 sao cho sản phẩm chè. Qua kênh bán hàng, giới thiệu trên Sàn thương mại điện tử Postmart, sản phẩm chè Đá Hen không những có mặt trên thị trường nhiều thành phố lớn của Việt Nam mà bắt đầu nhận được sự quan tâm đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan…

Năm 2022, các cấp, ngành tỉnh Phú Thọ đã đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, đặc biệt là hướng dẫn, hỗ trợ cho các chủ thể OCOP đưa sản phẩm lên các nền tảng thương mại điện tử, góp phần mở rộng thị trường cho sản phẩm. Sở Công Thương Phú Thọ đã hỗ trợ xây dựng 5 bộ giải pháp kinh doanh trực tuyến cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh nhằm triển khai ứng dụng thương mại điện tử. Tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến kiến thức về thương mại điện tử cho gần 500 lượt cán bộ doanh nghiệp, hợp tác xã, cán bộ đoàn viên thanh niên tại các huyện Yên Lập, Cẩm Khê...

Với mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh có khoảng 55% dân số trở lên tham gia mua sắm trực tuyến thông qua các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, các ứng dụng, website bán hàng, 50% khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt, 70% các giao dịch mua hàng trên website, ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử và 50% số xã, phường, thị trấn có thương nhân thực hiện hoạt động bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trực tuyến... Phú Thọ đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho đội ngũ doanh nghiệp và người dân bằng nhiều hình thức. Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn sâu về thương mại điện tử, từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý và nâng cao hoạt động về thương mại điện tử tại các cơ quan, đơn vị.

Phú Thọ: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP qua thương mại điện tử
Giao diện của Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Phú Thọ giaothuong.net.vn

 

Cùng với đó, tỉnh Phú Thọ cũng đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh: Hỗ trợ xây dựng bộ giải pháp hỗ trợ kinh doanh trực tuyến; sử dụng email riêng; chữ ký số; hóa đơn điện tử; tem điện tử; mã QR… nhằm giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng khả năng tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế.

Bà Nguyễn Thị Phương, Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Phú Thọ cho biết, đơn vị đang cố gắng để khai phá hết tiềm năng, thế mạnh của những sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh. Nhờ sự quan tâm của các sở ban ngành, địa phương đã tổ chức các chương trình giới thiệu sản phẩm OCOP cũng như tiềm năng, lợi thế của tỉnh cũng như chú trọng vào công tác thị trường, qua đó đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội cũng như trên sàn thương mại điện tử Postmart của Bưu điện Việt Nam.

Bưu điện tỉnh Phú Thọ cùng các sở ban ngành đã phối hợp với các chủ thể OCOP lựa chọn các sản phẩm đạt yêu cầu để đưa lên sàn thương mại điện tử Postmart bằng các hoạt động như: Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn các kiến thức về thương mại điện tử cho các hộ sản xuất; hỗ trợ kích hoạt tài khoản trên sàn và tài khoản thanh toán trực tuyến cho các hộ có nhu cầu đưa các sản phẩm đủ điều kiện. Các chủ thể sản xuất các sản phẩm OCOP chủ động đầu tư cải tiến mẫu mã, bắt nhịp nhu cầu chuyển đổi số để đưa các sản phẩm lên sàn…

Những mô hình thành công trong việc ổn định thị trường trong nước, phát triển thị trường quốc tế thông qua thương mại điện tử như của các hợp tác xã trong tỉnh đã thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi. Và chính từ phong trào này đã xuất hiện nhiều nông dân thành công, dám nghĩ, dám làm, tự tin đi đầu tiếp cận thị trường mới. Đây chính là đòn bẩy để sản phẩm nông nghiệp Phú Thọ được mở đường xuất ngoại, góp phần đưa kinh tế nông thôn phát triển bền vững.

Nguồn: Báo Công Thương

Dự báo 3 xu hướng tiêu dùng sẽ định hình nền kinh tế số trong 2023

Gia tăng sử dụng dịch vụ tiêu dùng số tại khu vực tỉnh thành nhỏ, người dùng trẻ tuổi trở thành nhóm người dùng số chủ lực… là xu hướng tiêu dùng trong 2023.

Trong một khảo sát được đưa ra bởi Shopee ngày 14/2, nền tảng thương mại điện tử này đã dự báo về 3 xu hướng tiêu dùng chính sẽ định hình nền kinh tế số tại Việt Nam trong năm 2023.

Xu hướng thứ nhất, người dùng Việt tăng cường sử dụng và thành thạo các dịch vụ số. Theo ghi nhận, trong thời gian qua, người tiêu dùng Việt Nam đã nhận ra sự tiện ích mà các dịch vụ số mang lại. Họ ngày càng dành nhiều thời gian hơn cho các nền tảng này, đồng thời mong muốn nhận được thêm nhiều giá trị và trải nghiệm trực tuyến hoàn chỉnh hơn.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng kỹ thuật số tại Việt Nam cũng mong đợi những trải nghiệm mua sắm trực tuyến toàn diện hơn với các tính năng giải trí và tương tác tích hợp trên các nền tảng thương mại điện tử. Dẫn chứng cụ thể, trong báo cáo năm 2022 của Shopee cho thấy, người dùng đã dành hơn 37 triệu giờ trên Shopee Live cho việc kết nối, tương tác với nhà bán hàng yêu thích để tìm hiểu về các sản phẩm mình quan tâm trước khi đặt mua. Người dùng cũng cảm thấy hứng thú hơn khi mua sắm trực tuyến với giải thưởng Shopee, minh chứng ở số lượt chơi tăng gấp đôi so với năm 2021.

Ngoài ra, người dùng số cũng trở nên chủ động hơn khi mua sắm trực tuyến. Họ tích cực chia sẻ các phản hồi, đánh giá của mình về sản phẩm đã trải nghiệm. Theo đó, trong năm 2022, người dùng Shopee đã để lại hơn 268 triệu đánh giá về các sản phẩm và nhà bán hàng trên nền tảng, giúp những người dùng khác đưa ra quyết định mua hàng tốt hơn.

Dự báo 3 xu hướng tiêu dùng sẽ định hình nền kinh tế số trong 2023
Các xu hướng được dự báo về tiêu dùng số trong 2023

 

Xu hướng thứ hai, sự gia tăng sử dụng dịch vụ tiêu dùng số tại các khu vực tỉnh thành nhỏ. Theo đó, số lượng người dùng ở các vùng nông thôn và ngoại thành Việt Nam chuyển sang sử dụng các nền tảng trực tuyến ngày một tăng. Thông qua thương mại điện tử, họ có thể tăng cường kết nối với các thương hiệu và nhà bán hàng, tiếp cận các sản phẩm có chất lượng với mức giá phải chăng một cách thuận tiện hơn. Ngoài các thành phố lớn, Đồng Nai, Bình Dương và Hải Phòng là những tỉnh thành có số lượng đặt hàng cao nhất trên Shopee, trong đó nhà cửa và đời sống, sức khỏe và sắc đẹp, thời trang là những ngành hàng được quan tâm nhất.

Xu hướng thứ ba, người dùng trẻ tuổi trở thành nhóm người dùng số chủ lực. Cụ thể, nhóm người dùng tích cực nhất trên Shopee thuộc vào độ tuổi từ 18 đến 34 tuổi. Theo ghi nhận, người dùng thuộc nhóm này có số lượng đơn hàng nhiều hơn 1,5 lần so với lượng đơn hàng trung bình của một người dùng trên Shopee trong năm 2022. Nhóm người dùng trẻ tuổi dành nhiều sự quan tâm đến các ngành hàng sức khỏe & sắc đẹp, thời trang, điện tử và đồ gia dụng, trong đó các sản phẩm chăm sóc da, thời trang nữ, điện thoại thông minh và phụ kiện được đặt mua nhiều nhất.

Ở góc độ chiến lược, các thương hiệu có thể tận dụng Bộ giải pháp Marketing của Shopee cùng các công cụ hỗ trợ như bảng phân tích dữ liệu bán hàng để tạo ra những trải nghiệm cá nhân hóa, phù hợp với thị hiếu người dùng và kết nối tốt hơn với khách hàng tiềm năng.

Ông Trần Tuấn Anh - Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam - chia sẻ: Bước sang năm 2023, công nghệ được dự đoán sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của mọi người. Chúng tôi hy vọng có thể giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi người tiêu dùng, từ đó đặt nền tảng cho một hệ sinh thái kỹ thuật số linh hoạt, cho phép họ tiếp cận nhiều người dùng hơn trong tương lai.

Cũng theo ông Tuấn Anh, những doanh nghiệp sẵn sàng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng về nhu cầu của người tiêu dùng số sẽ có thêm nhiều cơ hội để đạt được thành công lâu dài.

Nguồn: Báo Công Thương

Gần 70.000 tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin trên Cổng thông tin thương mại điện tử

Tổng cục Thuế cho biết, đã có 258 sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp thông tin chi tiết trên Cổng thông tin thương mại điện tử gồm 14.883 tổ chức và 53.212 cá nhân đăng ký bán hàng trên sàn.

Nền tảng thương mại điện tử Lazada Việt Nam. Ảnh: BNEWS

Nền tảng thương mại điện tử Lazada Việt Nam. Ảnh: BNEWS

 

Theo quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp thông tin bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế. Do đó, các sàn giao dịch thương mại điện tử đang phải cung cấp thông tin cho các cơ quan thuế theo yêu cầu của từng cơ quan thuế.

Nhưng Tổng cục Thuế cho rằng việc cung cấp thông tin như vậy đã gây nhiều khó khăn cho các sàn cũng như việc chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan thuế vì lượng thông tin cung cấp rất lớn, trong khi cách thức cung cấp thông tin mới chỉ được thực hiện theo hình thức thủ công như bản giấy, file excel gửi qua email, gửi bằng USB, các mẫu biểu yêu cầu cung cấp thông tin không thống nhất giữa các cơ quan thuế, có thể xảy ra trường hợp nhiều cơ quan thuế cùng yêu cầu cung cấp thông tin.

 Để giải quyết khó khăn cho các sàn giao dịch thương mại điện tử trong việc cung cấp thông tin, Tổng cục Thuế đã vận hành Cổng thông tin thương mại điện tử để tiếp nhận thông tin từ các sàn giao dịch thương mại điện tử từ ngày 15/12/2022.

Cổng thông tin thương mại điện tử của Tổng cục Thuế hỗ trợ 3 chức năng chính, bao gồm hỗ trợ cung cấp thông tin, các sàn chỉ cần đăng nhập vào chức năng này là được cung cấp thông tin theo quy định.

Bên cạnh đó, hỗ trợ khai thuế thay cho cá nhân kinh doanh thông qua sàn và hỗ trợ cá nhân khai thuế trực tiếp trên cổng.

(Theo Bnews)

Gia hạn thời gian nộp báo cáo hoạt động thương mại điện tử đến 18/02/2023

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ gia hạn thời gian nộp báo cáo trực tuyến, do nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc khi đăng nhập hệ thống.

Để phục vụ việc tổng kết, đánh giá thực trạng, hiệu quả hoạt động của các website và ứng dụng thương mại điện tử và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, đồng thời đưa ra định hướng phát triển thương mại điện tử trong thời gian tới, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thông báo tới các Doanh nghiệp việc gửi Báo cáo hoạt động thương mại điện tử năm 2022 của doanh nghiệp.

Gia hạn thời gian nộp báo cáo hoạt động thương mại điện tử đến 18/02/2023
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ gia hạn thời gian nộp báo cáo trực tuyến đến ngày 18 tháng 02 năm 2023.

 

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc khi đăng nhập Hệ thống hoặc chưa nhận được thông tin để thực hiện báo cáo đúng thời hạn theo quy định. Do đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ gia hạn thời gian nộp báo cáo trực tuyến đến ngày 18 tháng 02 năm 2023.

Sau thời gian này, Hệ thống sẽ chấm dứt hồ sơ website thương mại điện tử và đưa vào danh sách vi phạm trên trang www.online.gov.vn những thương nhân, tổ chức, cá nhân không thực hiện nghĩa vụ báo cáo theo quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP và Nghị định 85/2021/NĐ-CP về thương mại điện tử.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng đã có hướng dẫn nộp trực tuyến Báo cáo Tình hình hoạt động thương mại điện tử hàng năm trên website: http://online.gov.vn.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: Phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử. Điện thoại: (024) 22205512. Email: qltmdt@moit.gov.vn.

Nguồn: Báo Công Thương

 

Lazada Việt Nam vinh danh 10 thương hiệu phát triển bền vững trên sàn thương mại điện tử

Vừa qua, Lazada Việt Nam chính thức vinh danh 10 thương hiệu phát triển bền vững trên sàn thương mại điện tử trong khuôn khổ giải thưởng LazMall Brand Awards.

Vừa qua, nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Lazada Việt Nam chính thức vinh danh 10 thương hiệu phát triển bền vững trên sàn TMĐT trong khuôn khổ giải thưởng LazMall Brand Awards 2022. Đây là giải thưởng thường niên do Lazada Việt Nam tổ chức nhằm tôn vinh các thương hiệu có chiến lược kinh doanh hiệu quả, tận dụng tốt các công cụ và dịch vụ từ Lazada để phục vụ người tiêu dùng, đồng thời có mức tăng trưởng ấn tượng và ổn định trên nền tảng trong năm qua.

Lazada Việt Nam được vinh danh 10 thương hiệu phát triển bền vững trên sàn thương mại điện tử

Được khởi xướng từ năm 2020, LazMall Brand Awards thể hiện cam kết dài hạn của Lazada trong việc đồng hành cùng các thương hiệu đối tác, giúp họ chuyển đổi số hiệu quả và bền vững, từ đó mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trên TMĐT. Thông qua giải thưởng này, Lazada khẳng định mô hình hệ thống gian hàng chính hãng LazMall là chiến lược quan trọng và sẽ được tiếp tục tập trung đầu tư trong thời gian tới. Hiện nay, LazMall là trung tâm mua sắm chính hãng trực tuyến hàng đầu tại 6 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, giúp kết nối hơn 32.000 thương hiệu chính hãng uy tín.

Để vinh danh những thương hiệu thắng giải của LazMall Brand Awards 2022, từ ngày 09/01/2023 đến ngày 11/01/2023, đại diện lãnh đạo cấp cao của Lazada Việt Nam đã trực tiếp đến văn phòng và trao biểu trưng giải thưởng cho đại diện của những đơn vị này. Giải thưởng LazMall Brand Awards năm nay có tổng cộng 6 hạng mục giải thưởng để vinh danh các thương hiệu có hoạt động chuyển đổi số ấn tượng nhất và 1 hạng mục giải thưởng dành cho thương hiệu được người tiêu dùng bình chọn. 10 thương hiệu thắng giải theo từng hạng mục của LazMall Brand Awards 2022 bao gồm:

  • Thương hiệu xuất sắc của năm (Brand of the Year) dành cho 4 thương hiệu lần lượt là Samsung, Adidas, La Roche-Posay và Lock&Lock: Thương hiệu đạt kết quả kinh doanh vượt trội thông qua các sáng kiến ​​và chiến dịch quảng bá Thương hiệu xuất sắc trên nền tảng Lazada.
  • Thương hiệu Việt của năm (Vietnam Brand of the Year ) dành cho thương hiệu Cocoon: Thương hiệu Việt xuất sắc trên nền tảng TMĐT Lazada có chỉ số tăng trưởng nổi bật qua từng chiến dịch của Lazada.
  • Thương hiệu Đồng hành chiến lược (Brand Partnership of The Year) dành cho thương hiệu Unilever: Thương hiệu đồng hành chiến lược cùng Lazada để đem lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Thể hiện thông qua sự kết hợp tổng hòa các công cụ tài trợ của Lazada, chiến dịch marketing nội sàn lẫn ngoại sàn, để thúc đẩy mức độ tương tác khách hàng vượt ra ngoài doanh số bán hàng.
  • Thương hiệu Mới xuất sắc của năm (Rising Brand of The Year) dành cho thương hiệu Lep': Thương hiệu mới xuất sắc đạt được mức tăng trưởng vượt trội nhờ sử dụng kết hợp các công cụ thương mại, giải pháp tiếp thị, phân tích chuyên sâu do Lazada cung cấp. Thương hiệu có sự phát triển nhanh nhất trên nền tảng, tiếp cận số lượng người tiêu dùng cao nhất trong thời gian ngắn nhất.
  • Thương hiệu Ứng dụng Super Brand Series xuất sắc nhất (Super Brand Series of The Year) dành cho thương hiệu Abbott: Thương hiệu ứng dụng dịch vụ Super Brand Series của Lazada hiệu quả và đạt chỉ số tăng trưởng doanh thu vượt trội.
  • Thương hiệu Hoạt động tiếp thị nổi bật (Marketing Excellence Brand of The Year) dành cho thương hiệu Estée Lauder: Thương hiệu ứng dụng có hiệu quả các hoạt động mua sắm kết hợp giải trí nổi bật như Super Show, Lazlive, LazCoin, Tiếp thị tài trợ của Lazada. Thương hiệu đã thành công khi mang đến trải nghiệm tốt nhất, sản phẩm tốt nhất, dịch vụ tốt nhất và với giá ưu đãi nhất cho khách hàng.
  • Thương hiệu được yêu thích nhất (People’s Choice Award) dành cho thương hiệu Tefal: Thương hiệu đem lại những trải nghiệm vượt trội và được khách hàng yêu thích nhất.

Nổi bật trong LazMall Brand Awards năm nay là hạng mục Thương hiệu được yêu thích nhất (People’s Choice Award) vì đã thu hút nhiều sự quan tâm từ đông đảo người tiêu dùng với gần 760 nghìn lượt bình chọn trên ứng dụng Lazada chỉ trong 8 ngày, từ ngày 23/12/2022 đến hết ngày 30/12/2022. Chiếm hơn 160 nghìn lượt bình chọn, thương hiệu Tefal đã xuất sắc trở thành “Thương hiệu được yêu thích nhất năm 2022”.

Nguồn: Báo Công Thương