Bạn đang ở đây

công nghiệp

Tiếng Việt

Khởi sắc kinh tế Trấn Yên

Năm 2022, đánh dấu thêm một năm Trấn Yên hoàn thành toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, có 26/39 chỉ tiêu vượt mức kế hoạch, đời sống vật chất, tinh thần người dân không ngừng được nâng lên, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tạo tiền đề quan trọng vững bước vào năm 2023...

Khu Công nghiệp huyện Trấn Yên.

Khu Công nghiệp huyện Trấn Yên.

 

Nông nghiệp phát triển

Trong năm 2022, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ảnh hưởng của dịch Covid-19, song Trấn Yên đã chủ động, quyết liệt, linh hoạt chỉ đạo, điều hành thực hiện hoàn thành toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là lĩnh vực "tam nông”. Cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững. 

Huyện triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản, nhất là theo Nghị quyết 69/NQ-HĐND. Trong năm, đã có 70 hộ gia đình tham gia và thực hiện 15 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với tổng kinh phí gần 8 tỷ đồng. 

Huyện tiếp tục nâng cao chất lượng sản xuất, sản phẩm nông sản và đã có 3 sản phẩm được cấp nhãn hiệu chứng nhận: mật ong Trấn Yên, miến đao Quy Mông, gà đồi Trấn Yên. Sản xuất nông nghiệp tăng trên cả ba phương diện từ diện tích đến năng suất, sản lượng, sản lượng lương thực có hạt đạt trên 27.271 tấn, bằng 102,3% kế hoạch. 

Trấn Yên tiếp tục duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuyên canh với các sản phẩm chủ lực, đặc sản. Trong đó, trồng mới 86,3 ha dâu, nâng tổng số diện tích dâu toàn huyện lên trên 808 ha, sản lượng kén tằm đạt 1.168 tấn, giá trị thu đạt gần 200 tỷ đồng; cây ăn quả trồng mới 50,6 ha, nâng tổng diện tích lên 1.185 ha, trồng mới gần 60 ha cây dược liệu, nâng tổng diện tích lên 137 ha. 

Chăn nuôi phát triển mạnh mẽ, tổng đàn gia súc chính đạt trên 75.000 con, tăng 5,9% so cùng kỳ. Đặc biệt, huyện đã đưa vào chăn nuôi gà đen, vịt bầu Lâm Thượng khá thành công, đây là hai loại con đặc sản đã và đang mở ra một hướng đi mới trong phát triển hàng hóa. Chăn nuôi thủy sản hoàn thành vượt mức kế hoạch, sản lượng đạt gần 2.000 tấn. 

Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả, kinh tế lâm nghiệp đã trở thành nguồn thu không nhỏ với người dân nông thôn Trấn Yên. Trong năm, huyện đã khai thác trên 2.357 ha gỗ rừng trồng, sản lượng đạt trên 165.000 m3, trồng thay thế 2.892 ha cây nguyên liệu và có 1.730 ha rừng được cấp chứng chỉ rừng bền vững. 

Xây dựng NTM nâng cao về chất, có 2 xã đạt NTM kiểu mẫu, 4 xã đạt NTM nâng cao, nâng tổng số xã NTM nâng cao lên 10 xã. Công nhận 25 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, nâng tổng số thôn NTM kiểu mẫu lên 98 thôn. Quan trọng hơn là tư duy đổi mới trong "Tam nông” không chỉ lấy chất lượng làm thước đo mà còn sản xuất theo chuỗi giá trị.

Công nghiệp tăng trưởng

Không có quá nhiều lợi thế, nhưng với cách làm và hướng đi riêng sản xuất công nghiệp Trấn Yên không chỉ giữ vững nhịp độ sản xuất mà còn có mức tăng trưởng cao.

Ngay từ cuối năm 2021, huyện đã triển khai hiệu quả các nhiệm vụ cũng như đề ra các giải pháp sát với thực tiễn để thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, phát triển các thành phần kinh tế. Nhờ vậy, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn vượt qua khó khăn, thách thức phát triển ổn định, giá trị sản xuất đạt 1.216 tỷ đồng, bằng 109,8% kế hoạch, tăng 9,7% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu hàng hóa ước đạt 62,3 triệu USD, bằng 100,5% kế hoạch, tăng 24,1% so với cùng kỳ. 

Du lịch tiếp tục phục hồi và tăng mạnh, sản phẩm trải nghiệm du lịch cuộc sống đồng bào dân tộc Tày tại các điểm du lịch cộng đồng tại xã Việt Hồng, Vân Hội; tham quan cánh đồng trồng dâu, nuôi tằm tại các xã: Việt Thành, Báo Đáp; tham quan mùa hoa sen tại điểm du lịch Sen Quê, Thác Ao Xanh...; trải nghiệm cuộc sống đồng bào dân tộc Cao Lan tại xã Hòa Cuông... đã thu hút trên 48.000 lượt du khách, bằng 121% kế hoạch, tăng 61,3% so với cùng kỳ; doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 33,9 tỷ đồng, bằng 121,1% kế hoạch, tăng 69,5% so với cùng kỳ. 

Trong thu hút đầu tư có chuyển biến mạnh mẽ, huyện tập trung hỗ trợ các dự án đã được cấp phép đầu tư  (hướng dẫn các doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục thuê đất, thực hiện giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đào tạo, tuyển dụng lao động) để đẩy nhanh tiến độ thực hiện sớm đi vào hoạt động.

Năm 2022 có 7 dự án được cấp phép đầu tư mới vào địa bàn huyện với số vốn đăng ký đầu tư hơn 898 tỷ đồng; thành lập mới 34 doanh nghiệp, bằng 117,2% kế hoạch, tăng 26% so với năm 2021; 14 hợp tác xã, bằng 116,7% kế hoạch; 36 tổ hợp tác, bằng 120% kế hoạch.

Bước vào xuân mới 2023, Trấn Yên đã và đang nỗ lực đẩy mạnh thi đua, lao động sản xuất ngay từ những ngày đầu, tháng đầu, quý đầu của năm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, xây dựng địa phương phát triển toàn diện. 

Nguồn: Báo Yên Bái

Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp “lấy đà” tăng tốc

Trong mùa thấp điểm những tháng đầu năm khi số lượng và quy mô đơn hàng giảm, các DN sản xuất công nghiệp đang tìm nhiều giải pháp để vượt qua khó khăn.

Doanh nghiệp quyết tâm

Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, Bộ Công Thương đặt mục tiêu chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2023 tăng khoảng 8 - 9%. Để có thể hiện thực hóa mục tiêu này, ngay trong tuần làm việc đầu tiên của năm mới Quý Mão, theo Chỉ thị 03 ngày 27/1 của Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các doanh nghiệp công đã tăng tốc sản xuất, đầu tư.

Ngay từ những ngày đầu năm mới, các doanh nghiệp sản xuất đã quay trở lại nhịp sản xuất bình thường
Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã chủ động tìm kiếm đơn hàng, thay đổi phương thức sản xuất, tìm nguồn nguyên liệu sản xuất hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch đề ra

 

Tại thời điểm này, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã sẵn sàng vào guồng sản xuất, kinh doanh, đơn cử như Công ty Intech Group, mỗi tháng có khả năng sản xuất gần 30.000 con lăn công nghiệp và hiện tại họ đã nhanh chóng đầu tư thêm các máy cắt laser công nghệ cao, với mục tiêu tăng năng suất, sản lượng 30% trong năm 2023.

Doanh nghiệp cho biết dự kiến 2023 còn nhiều thách thức nên tối ưu nguồn lực, đầu tư trung tâm nghiên cứu sâu là hướng đi của họ.

Hay như Công ty Xe đạp Thống Nhất tại thời điểm này đã hoạt động 100% công suất, hiện Công ty đang đẩy mạnh bán hàng tại thị trường miền Bắc, phát triển thị trường miền Trung, miền Nam. Không chỉ phục vụ nhu cầu tại thị trường nội địa, các doanh nghiệp cũng có kế hoạch đẩy mạnh sản xuất cho xuất khẩu.

Tại Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông, đại diện lãnh đạo công ty cho biết, năm 2022 đánh dấu sự trưởng thành của Rạng Đông trong hoạt động đổi mới sáng tạo. Cũng từ năm 2022, Rạng Đông bước vào giai đoạn 2 của chuyển đổi số, kết nối các modul đã được số hóa từng phần trong tất cả lĩnh vực hoạt động, đồng bộ hóa từng phần, tiến tới đồng bộ hóa toàn phần, với mục tiêu tăng trưởng 25 đến 30% (giai đoạn 2023-2025). Giai đoạn 3 (2024-2025) sẽ xây dựng nhà máy sản xuất thông minh.

Bên cạnh đó, năm 2023, Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông đặt mục tiêu tăng trưởng ít nhất là 25% và phấn đấu lên mức 30%.

Tại địa phương như Hà Nội, Theo Ban Quản lí các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, tính đến hết ngày 31/1, 100% các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp trên địa bàn đã quay trở lại hoạt động sau Tết cùng với các tín hiệu sản xuất tích cực.

Với tỷ lệ lao động trở lại làm việc cao sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp công nghiệp trên cả nước đã bắt tay ngay vào sản xuất, kinh doanh với khí thế sôi nổi, tinh thần quyết tâm cao và chủ động tăng tốc ngay từ đầu năm, góp phần hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch đề ra.

Tăng tốc đảm bảo tăng trưởng

Theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2023, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn do cầu của thị trường nước ngoài có xu hướng giảm; nhà nhập khẩu chậm thanh toán; lượng tồn kho tăng cao; dòng tiền của doanh nghiệp cạn kiệt sau 2 năm dịch bệnh gây trở ngại cho việc duy trì sản xuất kinh doanh.

Để ngành công nghiệp tiếp tục là động lực tăng trưởng của nền kinh tế trong năm 2023, theo Tổng cục Thống kê, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm như tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại; tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu; hỗ trợ thuế, phí xuất khẩu; kích cầu tiêu thụ trong nước.

Thúc đẩy sản xuất công nghiệp tạo đà cho những tháng tiếp theo, Bộ Công Thương cho biết, cần tiếp tục bảo đảm cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu, năng lượng để đáp ứng yêu cầu phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án công nghiệp quan trọng; hỗ trợ tối đa các nhà máy duy trì và khôi phục sản xuất để giữ đơn hàng, chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, Bộ cũng triển khai các giải pháp phát triển các ngành công nghiệp theo các định hướng ưu tiên đã được xác lập: Phát triển các ngành công nghiệp nền tảng như cơ khí, thép, thiết bị điện...; một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu như dệt may, da giày, điện tử... công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả công nghiệp phục vụ an ninh, quốc phòng; công nghiệp chế biến sâu đối với các sản phẩm nông lâm, thủy sản; công nghiệp khai khoáng theo hướng chỉ cho phép áp dụng các công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản hiện đại, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội bền vững. Cùng với đó, ngành Công Thương sẽ triển khai hiệu quả các giải pháp của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp đối với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ở Việt Nam. Từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh, xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm nhập khẩu nhằm hỗ trợ sản phẩm trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa.

Nguồn: Báo Công Thương

Từ khóa: 

Bộ Công Thương: Cụ thể hoá chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 01

Ngay sau khi có Nghị quyết 01/NQ-CP (ngày 6/1/2023) của Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 32/QĐ-BCT phê duyệt Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP nhằm cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ được Quốc hội và Chính phủ giao cho ngành.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp về việc triển khai Nghị quyết 01 của Chính phủ - Ảnh: VGP/PT

Chương trình hành động của ngành công thương đã cụ thể hoá thành 9 nhóm nhiệm vụ lớn và hơn 50 nhóm giải pháp cụ thể theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành.

Động lực mới cho tăng trưởng xuất khẩu

Về lĩnh vực xuất nhập khẩu, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Đỗ Thu Hương cho biết: Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 có một số điểm mới.

Theo đó thay vì tốc độ phát triển xuất khẩu nhanh, quan điểm Chiến lược nhấn mạnh yêu cầu phát triển xuất khẩu bền vững, đồng thời đã chỉ rõ các yếu tố để đạt thương mại với từng thị trường, khu vực thị trường; hài hòa giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn; hài hòa cơ hội tham gia và hưởng thụ thành quả tăng trưởng xuất nhập khẩu; về bảo vệ môi trường và thích ứng với biển đổi khí hậu. Chiến lược xác định các động lực mới cho phát triển xuất nhập khẩu là: Kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, nguồn nhân lực và đổi mới sáng tạo.

Cùng đó Chiến lược bổ sung định hướng phát triển thị trường nhập khẩu hàng hoá, đặt ngang tầm với nhiệm vụ phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá. Đặc biệt Chiến lược bổ sung mục tiêu về cơ cấu hàng xuất khẩu, cơ cấu thị trường xuất khẩu, nhập khẩu.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên lưu ý, gần đây Trung Quốc đã mở cửa biên giới, thời gian tới Cục Xuất nhập khẩu và các cơ quan thuộc Bộ cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền các địa phương triển khai đề án xuất khẩu theo đường chính ngạch, để quy hoạch lại các vùng trồng, vùng nuôi, tổ chức sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của các thị trường, đặc biệt thị trường đông dân Trung Quốc.

Huy động nguồn lực cho phát triển công nghiệp vật liệu

Cục trưởng Cục Công nghiệp Trương Thanh Hoài đã đề cập đến các nhiệm vụ cụ thể của đơn vị. Theo đó, triển khai các nội dung về phát triển công nghiệp tại Nghị quyết số 29-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các chiến lược phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, xử lý các vấn đề tồn đọng, kéo dài thuộc một số dự án.

Cục Công nghiệp cũng sẽ phối hợp với Văn phòng Chính phủ để triển khai có hiệu quả quy hoạch khoáng sản nhằm huy động nguồn lực mới cho tăng trưởng, gia tăng năng lực sản xuất, phát triển công nghiệp vật liệu, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng, linh kiện phù hợp phục vụ cho sản xuất.

Cùng đó tiếp tục tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh sau dịch COVID-19; phối hợp với Vụ Khoa học công nghệ nghiên cứu, xây dựng và ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với các nhóm hàng hóa số 2; triển khai hiệu quả chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, trong đó chú trọng các giải pháp về tư vấn, đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ xây dựng và vận hành mô hình nhà máy thông minh, chuyển đổi số, sản xuất xanh, sản xuất sạch.

Khắc phục triệt để nội dung không phù hợp trong kinh doanh xăng dầu

Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Trần Duy Đông nêu rõ: Vụ sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh, trong đó có sửa đổi các nghị định về kinh doanh xăng dầu, phát triển quản lý chợ về dầu khí, nghị định về hàng hóa cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và tích hợp một số kiến nghị của các bộ, ngành vào trong Luật Đầu tư.

Tổ chức tổng kết, đánh giá, đẩy nhanh việc thực hiện hàng loạt các chương trình phát triển thị trường trong nước. Đẩy mạnh thực hiện đề án đổi mới hàng hóa nông sản. 

Bảo đảm hàng hoá, nguồn cung xăng dầu nhằm góp phần kiểm soát tốc độ CPI. Phát triển hạ tầng thương mại đặc biệt là thương mại miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu cần phải khắc phục một cách triệt để những nội dung không phù hợp với hoạt động kinh doanh xăng dầu. 

Cần làm rõ hơn trách nhiệm các bên, các tiêu chí tiêu chuẩn, điều kiện các tổ chức trong hệ thống kinh doanh xăng dầu từ đầu mối đến việc phân phối, tổng đại lý, đại lý phải rõ ràng. Xây dựng được cơ chế kiểm tra giám sát chặt chẽ tránh "đầu voi đuôi chuột".

Bộ trưởng cũng yêu cầu đơn giản các thành tố trong hệ thống kinh doanh xăng dầu 5 cấp thành 2-3 cấp. Cơ chế rà soát cập nhật định mức cần thể hiện rõ, cập nhật các chi phí đầu vào để tránh lỗ, sát hơn với đầu vào, thời hạn điều hành tránh dày quá.

Gian lận thương mại trong môi trường điện tử

Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh cho biết: Liên quan đến quản lý thị trường, đáng quan tâm có 3 chỉ tiêu đó là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong nội địa và tốc độ tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử với mức cao. 

Theo ông Linh, trong bối cảnh gian lận thương mại trong môi trường thương mại điện tử còn cao có trách nhiệm đấu tranh rất lớn của lực lượng quản lý thị trường. Bối cảnh mới theo ông Trần Hữu Linh đòi hỏi lực lượng quản lý thị trường cần phản ứng nhanh hơn, giảm kiểm tra định kỳ, tăng kiểm tra đột xuất.

Chỉ đạo nhiệm vụ với lực lượng quản lý thị trường, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên lưu ý cần tiếp tục siết kỷ cương, trách nhiệm người đứng đầu trong thực thi chức trách nhiệm vụ.

Thời gian trước, trong và sau Tết vấn đề liên quan đến lực lượng quản lý thị trường là rất quan trọng, liên quan cả hình thức thương mại truyền thống và thương mại điện tử. Cần tăng cường kiểm tra các mặt hàng chiến lược nhất là mặt hàng xăng dầu. Lực lượng cần mở chiến dịch cao điểm kiểm tra kinh doanh xăng dầu từ sản xuất đến phân phối. Bộ trưởng sẽ có Công điện về vấn đề này.

Các vấn đề cần tập trung thực hiện Nghị quyết 01

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu, các đồng chí thứ trưởng, lãnh đạo các cục, vụ thuộc Bộ, người đứng đầu ngành Công Thương các địa phương căn cứ vào trách nhiệm của mình khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của ngành công thương; đặc biệt đề cao trách nhiệm.

"Thứ trưởng phục trách lĩnh vực phân công phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng. Kết quả thực hiện thể hiện mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi đồng chí, tổ chức, đơn vị là căn cứ để xét loại thi đua", Bộ trưởng giao nhiệm vụ.

Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị liên quan cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát, đối chiếu thực hiện chủ trương của Đảng, đối chiếu với thực tiễn cuộc sống để đề xuất, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách hoặc hoàn thiện cơ chế chính sách mới, tạo ra những đột phá cho từng lĩnh vực, từng ngành.

"Đồng thời, cần sự phối hợp nhịp nhàng của các tổ chức, đơn vị, cá nhân hơn nữa. Khai thác, phát huy vai trò năng lực của các cá nhân, tổ chức để thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời làm tốt hơn công tác kiểm tra, giám sát… nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu các cấp", Bộ trưởng yêu cầu.

Nguồn: Báo Chính phủ