Bạn đang ở đây

Giải pháp bảo đảm cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh và bền vững

05/09/2011 10:45:30
Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã tăng lên liên tục. Năm 2001, tốc độ GDP của Việt Nam là 6,9%; năm 2002: 7%; năm 2003: 7,3%; năm 2004: 7,7%; năm 2005: 7,5%; năm 2006: 8,2%; năm 2007: 8,5% và năm 2008 là 6,23%. So với các nước trong khu vực, Việt Nam đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao. Cùng với tăng trưởng kinh tế cao, chất lượng tăng trưởng kinh tế cũng đang được cải thiện. Tuy nhiên theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, mặc dù Việt Nam đạt được những thành tựu tăng trưởng cao nhưng đó là sự tăng trưởng theo chiều rộng chứ chưa có sự tăng trưởng theo chiều sâu.
Các chuyên gia cho rằng: trong thời gian tới để nền kinh tế tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Việt Nam cần áp dụng một số giải pháp như thay đổi tư duy về mô hình tăng trưởng kinh tế. Cốt lõi của vấn đề đó là giải quyết tăng trưởng kinh tế phải trên nền tảng coi trọng chất lượng. Theo đó trong dài hạn cần từ bỏ quan điểm phải đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh theo mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, tăng trưởng nhờ tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên thiên nhiên và sức lao động mà chuyển dần sang mô hình tăng trưởng dựa vào tri thức và công nghệ. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Trước hết là đầu tư cho khoa học công nghệ nhằm nâng cao trình độ khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn. Tiếp theo, các chương trình nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Để nền kinh tế nước ta thực sự nâng cao tốc độ tăng trưởng đạt mức tiềm năng và cải thiện chất lượng tăng trưởng, cần phải nỗ lực tạo ra và củng cố những nền tảng tăng trưởng đó. Đây chính là tầm nhìn dài hạn trong tăng trưởng, cũng là nội dung quan trọng hàng đầu của yêu cầu tiếp tục đổi mới tư duy và chuyển hướng tiếp cận đến mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế đang đặt ra bức bách. Tăng trưởng từng bước chắc chắn nhưng cũng không thể quá chậm trễ chuyển sang mô hình dựa trên nguyên lý phân phối nguồn lực do thị trường đóng vai trò quyết định, tuân theo quy luật cạnh tranh tự do lành mạnh, khuyến khích sự tham gia tối đa của khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt dựa càng nhiều hơn vào 2 yếu tố công nghệ cao, nguồn nhân lực kỹ năng cao và hội nhập quốc tế. Cách thức tối ưu nhất trong gia đoạn trước mắt chỉ có thể là tập trung ưu tiên cho nhiệm vụ tạo lập và củng cố nền tảng tăng trưởng, thay cho nỗ lực tăng vốn đầu tư nhà nước lên cực đại để đạt bằng được mục tiêu tốc độ.
(Vinanet)

Tin liên quan