Đây là hội nghị thứ hai sau hội nghị được tổ chức tại Jeonju (Hàn Quốc) vào tháng 11/2016. Hội nghị thu hút đại diện 35 tổ chức trong lĩnh vực bảo vệ DSVHPVT từ 16 quốc gia khác nhau tham dự và có báo cáo chuyên môn.
Trong số những người tham gia có những thành viên là đại diện của Diễn đàn NGÔ ÍCH (diễn đàn của các tổ chức phi chính phủ bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể), là tổ chức phi chính phủ được UNESCO công nhận. Các tổ chức tham gia đóng vai trò cầu nối giữa các quốc gia và cộng đồng xã hội tham gia bảo vệ DSVHPVT với các mục tiêu khác nhau, như phát triển cộng đồng địa phương, xóa đói giảm nghèo, phục hồi đô thị và xây dựng năng lực cộng đồng, dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của họ góp phần vào việc phát triển bền vững.
Với mục đích tăng cường trao đổi và hiểu rõ hơn mối quan hệ qua lại giữa DSVHPVT và phát triển bền vững, nhằm trao quyền cho các tổ chức phi chính phủ tham gia Bảo tồn DSVHPVT trong khu vực thông qua việc chia sẻ thông tin hữu ích và tăng cường mạng lưới các tổ chức phi chính phủ trong khu vực; hội nghị sẽ tập trung đặc biệt vào giáo dục chất lượng (SDG 4) và cộng đồng (SDG 11) và mối quan hệ của những vấn đề này với việc bảo vệ DSVHPVT.
Điểm nhấn của hội nghị là có phiên đặc biệt về bảo vệ DSVHPVT ở Việt Nam, một số tham luận sẽ đề cập đến bài học bảo vệ DSVHPVT Việt Nam (15 năm Công ước UNESCO 2003) và tiêu biểu là sức sống của Nhã nhạc sau 15 năm được UNESCO công nhận là DSVHPVT đại diện của nhân loại, cũng là DSVHPVT đầu tiên của Việt Nam.
Được biết, Hội nghị Di sản văn hóa phi vật thể tại châu Á - Thái Bình Dương 2018 sẽ diễn ra từ ngày 6-8/11/2018 tại TP. Huế.
Nguồn: Báo Công thương