Bạn đang ở đây

giá xăng dầu

Tiếng Việt

Giá xăng dầu hôm nay 14/2: Giá giảm vì lo ngại về nhu cầu ngắn hạn

Giá xăng dầu hôm nay 14/2, thị trường thế giới ghi nhận mức giảm do lo ngại về nhu cầu ngắn hạn trước dữ liệu lạm phát Hoa Kỳ.

Giá dầu thế giới

Giá dầu sáng ngày14/2 (theo giờ Việt Nam) cụ thể là: giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 0,8 USD, lên mức 79,01 USD/thùng, giá dầu Brent tăng 0,86USD, lên mức 85,58 USD/thùng.

Giá dầu giảm khoảng 1% khi các nhà đầu tư tập trung vào những lo ngại về nhu cầu ngắn hạn trước dữ liệu lạm phát quan trọng của Hoa Kỳ.

Edward Moya, nhà phân tích cao cấp tại OANDA, cho biết: "Giá dầu thô đang giảm do các nhà giao dịch năng lượng dự đoán triển vọng nhu cầu dầu thô có khả năng suy yếu do báo cáo lạm phát cơ bản có thể buộc Fed thắt chặt chính sách mạnh mẽ hơn nhiều".

Giá xăng dầu hôm nay 14/2: Giá giảm vì lo ngại về nhu cầu ngắn hạn
Diễn biến giá dầu WTI trên thị trường thế giới rạng sáng 14/2 (theo giờ Việt Nam)

 

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, dẫn đến lo ngại rằng động thái này sẽ làm chậm hoạt động kinh tế và nhu cầu dầu mỏ.

Ngoài ra, những lo ngại về nguồn cung đã được giải tỏa phần nào nhờ việc nối lại hoạt động xuất khẩu dầu của Azerbaijan từ cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ vào chủ nhật.

Nhà ga đã bị hư hại do trận động đất tàn khốc xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vào tuần trước. Đây là kho chứa và điểm nạp cho các đường ống dẫn dầu từ Azerbaijan và Iraq.

Giá xăng dầu hôm nay 14/2: Giá giảm vì lo ngại về nhu cầu ngắn hạn
Diễn biến giá dầu Brent trên thị trường thế giới sáng14/2 (theo giờ Việt Nam)

 

Phó Thủ tướng Alexander Novak cho biết hôm 13/2 – Nga có kế hoạch bán hơn 80% lượng dầu xuất khẩu cho các nước mà được cho là “thân thiện” vào năm 2023, Phó Thủ tướng Alexander Novak cho biết hôm 13/2, đề cập đến các quốc gia không trừng phạt Moscow.

Ông nói thêm rằng các quốc gia này cũng sẽ nhận được 75% sản phẩm dầu tinh chế của Nga và Moscow tiếp tục tìm kiếm thị trường mới.

Đặc biệt, Nga đã tăng cường bán hàng chiết khấu cho Trung Quốc và Ấn Độ, kể từ khi nước này bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của phương Tây và mức trần giá G7 được thiết kế để hạn chế nguồn thu cho các hoạt động khác.

Novak cũng cảnh báo về sự không chắc chắn trên thị trường dầu mỏ toàn cầu, cho biết các nước phương Tây thuộc nhóm OECD, bao gồm Hoa Kỳ, Canada và Na Uy, có thể giải phóng kho dự trữ dầu chiến lược.

Giá xăng dầu hôm nay 14/2: Giá giảm vì lo ngại về nhu cầu ngắn hạn
Cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất của Latvijas Gaze ở Incukalns (ảnh: Reuters)

 

Giá dầu đã tăng vào phiên cuối tuần trước sau khi Nga cho biết sẽ cắt giảm sản lượng dầu thô trong tháng 3 khoảng 500.000 thùng mỗi ngày (bpd), tương đương khoảng 5% sản lượng, để trả đũa các biện pháp kiềm chế của phương Tây đối với xuất khẩu của nước này.

Giá xăng dầu trong nước

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước sáng ngày 14/2 được áp dụng theo phiên điều chỉnh ngày 13/2 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương:

Cụ thể, giá xăng giá xăng RON 95-III tăng 620 đồng/lít, lên mức 23.767 đồng/lít; xăng E5 RON92 tăng 540 đồng/lít, lên mức 22.869 đồng/lít.

Đáng chú ý là các mặt hàng dầu giảm giá mạnh. Mỗi lít dầu diesel 0.05S giảm sâu với 962 đồng/lít, xuống mức giá là 21.562 đồng/lít; dầu hỏa có giá hiện hành giảm 982 đồng/lít, xuống mức giá là 21.594 đồng/lít và dầu mazut giảm 298 đồng/kg, xuống còn 13.636 đồng/kg.

Như vậy, giá các mặt hàng xăng trong nước tiếp tục tăng. Tính từ đầu năm đến nay, mặt hàng xăng đã trải qua 5 lần điều chỉnh giá, trong đó có 4 lần tăng và 1 lần giữ nguyên.

Tại kỳ điều hành này, liên Bộ không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Đồng thời ngừng trích lập Quỹ bình ổn giá với xăng và trích lập 600 đồng/lít với dầu diesel, 200 đồng/lít với dầu hỏa, dầu mazut ở mức 200 đồng/kg.

Nguồn: Báo Công Thương

Tài liệu đính kèm: 
Từ khóa: 

Chi phí vận chuyển xăng dầu thế giới tăng vọt 405% sau lệnh trừng phạt Nga

Chi phí vận chuyển xăng và các loại nhiên liệu khác trên các tàu chở dầu đang tăng vọt vài ngày sau khi lệnh trừng phạt nhắm vào doanh số bán xăng dầu của Nga.

Theo đó, thu nhập hàng ngày cho các tàu chở dầu tương đối nhỏ cung cấp nhiên liệu tinh chế ở biển Đại Tây Dương đã tăng hơn 400% trong tuần này, đạt 55.857 USD, theo dữ liệu mới nhất từ Sàn giao dịch Baltic ở London. Chỉ riêng trong ngày 9/2 đã tăng 58%, mức tăng trong một ngày lớn nhất kể từ cuối năm 2021.

Chi phí vận chuyển xăng dầu thế giới tăng vọt 405% sau lệnh trừng phạt Nga

 

Sự gia tăng đã được thúc đẩy một phần bởi sự phân nhánh của hạm đội với một số tàu chở dầu phục vụ lợi ích của Moscow và những hạm đội khác phục vụ thị trường quốc tế. Quan đó nêu bật mặt trái có thể xảy ra của các biện pháp mạnh tay nhằm hạn chế nguồn thu từ dầu mỏ của Nga.

Chuyên gia Lars Bastian Ostereng, một nhà phân tích tại Arctic Securities, cho biết: khối lượng hàng hóa của Nga tiếp tục luân chuyển với tốc độ ít nhiều như cũ và điều đó chiếm rất nhiều tàu. Cuối cùng, mức tăng đột biến cho thấy nhu cầu khá tốt và các yếu tố cơ bản đều mạnh mẽ. Có tới 600 tàu đã tham gia một 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu giúp Nga duy trì dòng chảy dầu mỏ. Điều đó dẫn đến việc có ít tàu phục vụ các nhà xuất khẩu dầu khác hơn và làm tăng chi phí vận chuyển hàng hóa.

Sự gia tăng không hoàn toàn là do các tàu chở dầu chuyển sang giao dịch với Nga. Liên minh châu Âu đã cấm nhập khẩu nhiên liệu của Nga từ ngày 5 tháng 2. Trước đó, khối này đã dỡ bỏ việc mua các sản phẩm tinh chế từ nơi khác để đảm bảo nguồn cung dồi dào, điều đã thay thế một số tàu trong đội tàu vốn đã mỏng. Bây giờ khi sức mua tăng lên ở những nơi khác, chi phí đang tăng đột biến.

Các chuyến tàu đi từ châu Âu đến Tây Phi đã công bố mức tăng hàng ngày lớn nhất kể từ khi số liệu bắt đầu được công bố vào ngày 9/2. Mặc dù vậy, việc chuyển một số tàu chở dầu sang Nga có thể góp phần vào sự tăng chi phí này.

Từ ngày 5/2, Liên minh châu Âu đã cùng với Mỹ và Vương quốc Anh cấm nhập khẩu dầu diesel và các sản phẩm dầu tinh chế khác của Nga khi khối này chấm dứt quan hệ năng lượng với Moscow, vốn là nguồn năng lượng lớn nhất của khối này trong nhiều năm.

Lệnh cấm đi kèm với việc hạn chế giá đối với nhiên liệu tinh chế của Nga, nhằm làm tổn hại doanh thu của Nga trong khi đảm bảo lệnh cấm vận nhiên liệu của EU không làm tăng giá dầu diesel toàn cầu, vốn đã ở mức cao. Lệnh cấm vận các sản phẩm dầu được đưa ra hai tháng sau lệnh cấm tương tự đối với dầu thô của Nga được vận chuyển bằng đường biển. Cả hai đều được công bố vào tháng 6 năm ngoái như một phần trong gói trừng phạt thứ sáu của EU đối với Nga vì cuộc chiến Ukraine.

Trong khi lệnh cấm vận dầu thô và trần giá dầu, có hiệu lực vào tháng 12 năm ngoái đã qua đi mà không có bất kỳ sự gián đoạn lớn nào, thì lệnh cấm nhiên liệu tinh chế - đặc biệt là dầu diesel được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và nội địa - đã đẩy thị trường vào tình trạng bấp bênh trong bối cảnh dự trữ dầu diesel thấp lịch sử ở châu Âu.

Chuyên gia Eugene Lindell và Joshua Folds từ công ty tư vấn năng lượng FGE cho biết dầu thô dễ thay thế hơn. Việc sản xuất dầu diesel/gasoil khó khăn hơn nhiều trong khi đối với dầu thô, sản xuất thượng nguồn đa dạng hơn nhiều trên quy mô toàn cầu. Có nhiều loại dầu thô hơn trên thị trường và có khả năng là dầu diesel/gasoil.

Nguồn: Báo Công Thương

Từ khóa: 

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/2: Giá dầu giảm trở lại, giá thép nội địa tăng 4 lần liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/2, giá dầu quay đầu giảm, kết thúc chuỗi tăng mạnh 3 phiên liên tiếp trước đó, giá thép nội địa tăng 4 lần liên tiếp.

Giá dầu đồng loạt giảm

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu thô hôm nay như sau: dầu WTI giảm 0,52% xuống 78,06 USD/thùng và dầu Brent giảm 0,69% xuống 84,5 USD/thùng.

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/2

Giá dầu mở cửa với lực mua và lực bán liên tục giằng co khi các nhà đầu tư không chắc chắn về kịch bản tích cực trong bức tranh nhu cầu, sau loạt cáo tháng và tuần của Cơ quan thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy mức tồn kho tăng đáng kể. Đà giảm được thúc đẩy mạnh mẽ trong phiên tối, khi các thông tin cho thấy sức tiêu thụ trên thế giới vẫn chưa có tín hiệu bùng nổ như kỳ vọng.

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/2

Nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu tại Ấn Độ trong tháng 01/2023 đã giảm sau khi chạm mức đỉnh trong tháng 12/2022 do ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh giá và hoạt động công nghiệp có xu hướng chậm lại. Theo dữ liệu từ Trung tâm Phân tích và Lập kế hoạch Dầu khí (PPAC) của Bộ Dầu khí Ấn Độ, mức tiêu thụ nhiên liệu của Ấn Độ trong tháng Giêng đạt 18,7 triệu tấn, giảm 4,6% so với tháng trước đó. Trong khi đó, nguồn cung dầu từ Nga vẫn đang được đảm bảo, bất chấp các lệnh cấm vận từ các nước phương Tây, cùng đã gây sức ép lên giá dầu.

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/2

Theo nhật báo Kommersant đưa tin trong hôm thứ Năm, các nhà sản xuất dầu thô của Nga đã tăng sản lượng khoảng 1% trong tuần đầu tiên của tháng Hai, với sản lượng dầu và khí ngưng tụ tăng 0,7% lên 0,93 triệu thùng/ngày. Các số liệu phù hợp với những con số được đưa ra bởi Phó Thủ tướng Nga trong hôm thứ Tư rằng sản lượng dầu thô của Nga, không bao gồm khí ngưng tụ trong tháng này rơi vào khoảng 9,8 triệu đến 9,9 triệu thùng/ngày của tháng 1.

Điều này cũng sẽ mở ra kỳ vọng nguồn cung dầu Nga đảm bảo cho sự gia tăng nhu cầu trên thị trường Trung Quốc. Trước đó, việc tăng giá bất ngờ của Saudi Arabia đối với các chuyến hàng giao tháng 3 sang châu Á đang được thị trường coi là tín hiệu lạc quan. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ khiến dầu của quốc gia này kém cạnh tranh so với nguồn dầu giá rẻ từ Nga.

PetroChina Co. và CNOOC Ltd. Của Trung Quốc gần đây đã nối lại nhập khẩu dầu trong nước với Nga, khi ít nhất ba siêu tàu chở dầu thô cấp Urals báo hiệu Trung Quốc là điểm đến. Nhập khẩu dầu hàng ngày của Trung Quốc từ Nga có thể tăng tới 500.000 thùng trong năm nay lên khoảng 2,2 triệu thùng. Con số này có thể tăng lên 2,5 triệu thùng nếu Bắc Kinh quyết định nhập thêm dầu Urals để nạp đầy trữ lượng dầu mỏ thương mại hoặc chiến lược của mình.

Mặc dù vậy, lực mua có xu hướng dần quay trở lại thị trường dầu vào cuối phiên, khi xuất khẩu dầu của Azerbaijan từ Thổ Nhĩ Kỳ khó có thể được nối lại trong tuần này vì một phòng kiểm soát tại cảng Ceyhan bị ảnh hưởng thiệt hại do động đất, gây gián đoạn tới nguồn cung ngắn hạn. Ceyhan thường xử lý khoảng 1 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, gần 60% trong số đó từ Azerbaijan và phần còn lại từ Iraq.

Kim loại cơ bản phục hồi nhờ lo ngại nguồn cung

Sắc đỏ áp đảo trên bảng giá của nhóm kim loại quý, giá bạc giảm 1,24% về 22,14 USD/ounce. Bạch kim suy yếu mạnh 2,33% về 964,2 USD/ounce.

Thông thường, giá của các mặt hàng kim loại quý thường vận động trái chiều so với diễn biến của đồng USD, tuy nhiên, ngay cả khi chỉ số Dollar Index đã giảm phiên thứ 3 liên tiếp về 103,18 điểm, giá của bạc và bạch kim vẫn không được hưởng lợi.

Mặc dù suy yếu, nhưng chỉ số Dollar Index vẫn đang neo ở mức cao nhất trong vòng một tháng, cộng thêm việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm nhiều đợt nữa, khiến cho triển vọng của nhóm kim loại quý đang tiêu cực hơn. Công cụ theo dõi lãi suất của CME đang cho thấy xác suất Fed tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong hai cuộc họp tháng 2 và 3 sắp tới lần lượt là 90,8% và 71%.

Trong phiên hôm qua, số đơn đề nghị trợ cấp thất nghiệp lần đầu được công bố là 196.000 người, cao hơn so với dự báo, và làm bớt sức ép lên Fed về việc thị trường lao động quá nóng và có thể gia tăng áp lực lạm phát. Tuy nhiên, thông tin này không có tác động quá đáng kể trên thị trường. Tâm lý tiêu cực và lo ngại suy thoái khiến cho dòng tiền rời khỏi các thị trường tài chính nói chung, không chỉ riêng đối với các loại tài sản rủi ro. Khảo sát của Bank of America cho biết, các quỹ đầu tư đang có xu hướng nắm giữ tiền mặt nhiều hơn.

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/2: Giá dầu giảm trở lại sau 3 phiên tăng mạnh liên tiếp

Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng tăng 1,52% lên 4,09 USD/pound. Đã có lúc giá quay lại 4,11 USD/pound trong phiên, khi chỉ số Dollar Index rớt khỏi mức 103 điểm. Tuy nhiên, sự hồi phục của đồng USD vào cuối phiên đã gây sức ép lên toàn bộ nhóm kim loại, trong đó có đồng.

Một mặt, việc nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc chưa hồi phục mạnh mẽ như kỳ vọng đã phần nào khiến cho giá đồng suy yếu, mặt khác, giá vẫn đang neo ở mức cao do những lo ngại về nguồn cung.

Chất lượng quặng giảm sút tại Chile và Peru trong các năm gần đây đã thức đẩy các hoạt động tìm kiếm nguồn cung thay thế. Theo báo cáo của S&P Global Market Intelligence , tổng ngân sách dành cho hoạt động thăm dò đồng đã tăng 21% lên gần 2.8 tỷ USD vào năm 2022, mức cao nhất kể từ năm 2014. Bên cạnh đó, giá đồng cung được hỗ trợ khi mức dự trữ tại các Sở Giao dịch lớn đều giảm mạnh. Cụ thể, Tồn kho trên Sở LME đã giảm về 64.475 tấn, mức thấp nhất kể từ năm 2006, còn tồn kho trên Sở COMEX chỉ đạt 25.480 tấn, mức thấp nhất kể từ năm 2014.

Giá quặng sắt cung tăng 2,14% lên 123,97 USD/tấn. Thị trường quặng sắt đã hồi phục trở lại sau đợt điều chỉnh vừa qua, bởi những kỳ vọng tiêu thụ đối với kim loại này vẫn được duy trì, nhất là trong bối cảnh nguồn cung ở Trung Quốc vẫn chưa gia tăng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, việc tổng sản lượng khoáng sản của Brazil, quốc gia có sản lượng quặng sắt lớn thứ hai thế giới, đã giảm 12% vào năm 2022 cũng làm gia tăng thêm lo ngại về nguồn cung và hỗ trợ cho giá sắt.

Giá thép nội địa tăng 4 lần liên tiếp trong vòng 1 tháng

Theo MXV, thị trường kim loại trong giai đoạn tới nhiều khả năng sẽ có những diễn biến tương đối phân hoá. Yếu tố vĩ mô xoay quanh bài toán thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn đang là mối lo ngại của thị trường, có thể khiến đồng USD phục hồi trở lại và gây sức ép tới giá kim loại quý. Trong khi đó, các mặt hàng kim loại cơ bản như đồng, sắt thép sẽ chịu tác động nhiều hơn bởi yếu tố cung cầu. Đà phục hồi của thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, Trung Quốc, vẫn sẽ là động lực giữ cho giá ở mức cao hơn đáng kể so với giai đoạn nửa cuối năm ngoái.

Trên thị trường nội địa, từ ngày 7/2 vừa qua, các nhà sản xuất thép lớn trong nước đồng loạt thông báo tăng giá bán thép các loại. Đây là lần tăng giá thứ 4 liên tiếp trong vòng chưa đầy 1 tháng, với mức tăng thêm từ 300.000 - 380.000 đồng/tấn tùy doanh nghiệp. Như vậy, giá thép xây dựng trong nước đã tăng lên khoảng 15,5 – 16,5 triệu đồng/tấn.

Nguồn: Báo Công Thương

Thị trường hàng hóa hôm nay 9/2: Dầu thô tăng phiên thứ 3 liên tiếp, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao

Thị trường hàng hóa hôm nay 9/2, dầu thô vẫn duy trì đà tăng phiên thứ ba liên tiếp, trong bối cảnh thị trường đón nhận nhiều tin tức cơ bản về cung cầu.

Giá dầu thô tăng cao

Thống kê tại Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu thô hôm nay như sau: Kết thúc phiên 08/02, giá dầu thô WTI tăng 1,72% lên 78,47 USD/thùng, giá dầu thô Brent tăng 1,10% lên 85,02 USD/thùng.

Thị trường hàng hóa hôm nay 9/2

 

Giá dầu được hỗ trợ ngay từ đầu phiên khi báo cáo từ Viện Dầu khí Mỹ (API) cho thấy tồn kho dầu thô thương mại giảm 2,2 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 3/2. Trong phiên, giá ít nhiều vẫn gặp sức ép do đồng USD hồi phục lại, với chỉ số Dollar Index đang neo ở mức cao, 103.41 điểm. Bên cạnh đó, việc Thổ Nhĩ Kỳ đã khởi động lại các hoạt động xuất khẩu dầu thô đến cảng Ceyhan cũng đã làm giảm bớt các rủi ro về nguồn cung.

Thị trường hàng hóa hôm nay 9/2

 

Tâm điểm của thị trường trong phiên tối qua là các số liệu từ báo cáo tuần của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Tại thời điểm báo cáo được công bố, giá dầu gặp sức ép khi EIA cho thấy tồn kho dầu thô thương mại tăng 2,4 triệu thùng lên 826,7 triệu thùng, mức cao nhất kể từ tháng 6/2021. Tồn kho xăng và nhiên liệu chưng cất tăng lần lượt 5,9 và 2,9 triệu thùng, mạnh hơn nhiều so với các dự đoán trước đó.

Các số liệu sản xuất của Mỹ cũng khá khả quan, với sản lượng dầu tăng 100.000 thùng lên 12,3 triệu thùng, mức cao nhất kể từ tháng 4/2020. Công suất sử dụng nhà máy lọc dầu cũng tăng lên 87,9% trong tuần, giúp cho lượng dự trữ các sản phẩm lọc đầu được cải thiện.

Số liệu tồn kho gây sức ép cho giá khi báo hiệu nhu cầu tiêu thụ yếu, tuy nhiên, tổng sản phẩm được cung cấp, một thước đo về nhu cầu, vẫn tiếp tục tăng lên 20,54 triệu thùng/ngày, cao hơn mức trung bình 4 tuần và cả cùng kỳ năm trước.

Các nhà phân tích cho rằng phần gia tăng trong sản lượng của Mỹ sẽ bù đắp cho khoảng trống mà Nga để lại ở châu Âu, khi các lệnh cấm vận đều đã có hiệu lực, nên thị trường chưa có những lo ngại về việc dư cung.

Thị trường vẫn lạc quan về triển vọng tiêu thụ của Trung Quốc, khi mà nước này đang liên tục cải thiện tình hình dịch bệnh. Cụ thể, số ca tử vong liên quan đến dịch Covid-19 và các ca nhiễm nặng đã giảm 98% so với mức đỉnh hồi tháng 1. Hoạt động lọc dầu tại Trung Quốc cũng hồi phục mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu đi lại và sản xuất, khi các hạn chế được dỡ bỏ.

Thị trường hàng hóa hôm nay 9/2

 

Những yếu tố kể trên kết hợp với sự suy yếu của đồng USD vào cuối phiên đã giúp giá dầu duy trì được sắc xanh trong phiên hôm qua.

Giá lúa mì tăng mạnh 2% dẫn dắt xu hướng thị trường nông sản

Kết thúc phiên giao dịch ngày 08/02, giá ngô đóng cửa với mức tăng nhẹ. Mặc dù báo cáo Cung – cầu tháng 2 của USDA phát hành vào tối qua phản ánh triển vọng nguồn cung thắt chặt hơn kỳ vọng nhưng xu hướng chung của thị trường ngô vẫn khá giằng co.

Cụ thể, sản lượng ngô của Argentina niên vụ 22/23 được dự báo ở mức 47 triệu tấn, giảm xuống từ mức 52 triệu tấn trong báo cáo WASDE tháng 1. Con số này cũng nằm dưới mức 48,5 triệu tấn trong dự đoán của thị trường. Nguyên nhân của mức cắt giảm trên tới từ việc cả diện tích gieo trồng bị thu hẹp và năng suất kém hơn do thời tiết khô hạn kéo dài ở quốc gia Nam Mỹ này trong giai đoạn vài tháng cuối năm 2022.

Không những thế, Sở giao dịch Ngũ cốc Rosario (BCR) đã điều chỉnh dự báo cho mức sản lượng của Argentina xuống còn 42,5 triệu tấn, giảm 2,5 triệu tấn so với dự đoán trước. Sở giao dịch chỉ ra rằng mặc dù các cơn mưa đã xuất hiện giúp cải thiện tình hình, tuy nhiên, lượng mưa không đồng đều khiến một khố khu vực vẫn chịu khô hạn. Cây trồng đã tiếp tục ở trong tình trạng thiếu nước từ giữa tuần trước. Thiệt hại về sản lượng của Argentina ngày càng xác nhận rõ ràng hơn đã hỗ trợ cho giá ngô.

Thị trường hàng hóa hôm nay 9/2: Dầu thô tăng phiên thứ 3 liên tiếp

 

Trong khi đó, lúa mì lại là mặt hàng có mức tăng mạnh nhất nhóm nông sản, bất chấp tác động trái chiều từ báo cáo Cung cầu Nông sản tháng 02 (WASDE) của Bộ Nông nghiệp MỸ (USDA). Dự báo tồn kho lúa mì Mỹ cuối niên vụ 2022/23 được điều chỉnh tăng thêm 1 triệu giạ lên mức 568 triệu giạ, nằm trong khoảng dự đoán. Đối với số liệu toàn cầu, tồn kho cuối niên vụ 2022/23 được điều chỉnh tăng lên mức 269,3 triệu tấn, chủ yếu do sản lượng được cải thiện tại Australia và Nga nên không có nhiều bất ngờ.

Ngoài ra, theo nguồn tin chính phủ cho biết, Ấn Độ đang xem xét gia hạn lệnh cấm xuất khẩu lúa mì như một phương án nhằm giúp bổ sung dự trữ trong nước và kiểm soát lạm phát giá lương thực. Đồng thời, họ cũng cho biết thêm rằng không kỳ vọng hoạt động xuất khẩu lúa mì sẽ được khởi động lại cho đến giữa năm 2024. Thông tin trên cũng đã góp phần hỗ trợ cho giá lúa mì bật tăng hôm qua.

Giá nông sản thế giới ở mức cao kéo giá nguyên liệu nhập khẩu ngành thức ăn chăn nuôi

Theo MXV, giá các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi năm nay vẫn đang ở mức cao, mặc dù đà tăng trong 2 tuần gần đây không quá mạnh. Bức tranh nguồn cung toàn cầu đang kém khả quan, đặc biệt là ở Argentina. Do đó, giá nông sản thế giới hiện tại vẫn còn động lực tăng, ít nhất là cho tới khi thị trường đón nhận yếu tố mới vào quý II, giai đoạn Mỹ bước vào gieo trồng cho vụ mới.

Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay, giá chào bán nông sản nhập khẩu tại cảng Cái Lân điều chỉnh tăng so với ngày trước đó. Giá chào ngô Nam Mỹ kỳ hạn giao quý I năm nay trong khoảng 8.600 – 8.650 đồng/kg, tăng 100 -150 đồng/kg. Giá chào khô đậu tương dao động trong khoảng 15.550 đồng/kg đối với kỳ hạn giao quý I và 15.300 – 14.4500 đối với kỳ hạn giao quý II năm nay.

Cùng với đó, cũng trong sáng nay, giá thịt lợn hơi nội địa biến động trong khoảng 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 51.000 - 54.000 đồng/kg.

Nguồn: Báo Công Thương

Từ khóa: 

Giá xăng dầu hôm nay 29/1: Dầu thô lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay 29/1, thị trường thế giới ghi nhận sự sụt giảm mạnh từ 2 đến 3 USD trên mỗi đầu giá dầu thô.

Giá dầu thế giới

Giá dầu sáng ngày 29/1 (theo giờ Việt Nam) cụ thể là: giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 3,01 USD, xuống mức 79,3 USD/thùng, giá dầu Brent giảm 2,15 USD, xuống mức 86,32 USD/thùng.

Giá dầu lao dốc mạnh khiến giá kết thúc hàng tuần đi ngang theo hướng thấp hơn, do các dấu hiệu cho thấy nguồn cung dầu mạnh của Nga bù đắp cho dữ liệu tăng trưởng kinh tế tốt hơn dự kiến ​​của Hoa Kỳ, lợi nhuận tinh chế sản phẩm chưng cất trung bình mạnh và hy vọng phục hồi nhanh chóng theo yêu cầu của Trung Quốc.

Diễn biến giá dầu WTI trên thị trường thế giới rạng sáng 29/1 (theo giờ Việt Nam)
Diễn biến giá dầu WTI trên thị trường thế giới rạng sáng 29/1 (theo giờ Việt Nam)

Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho biết tồn kho dầu thô tăng 533.000 thùng lên 448,5 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 20/1.

Các công ty năng lượng của Hoa Kỳ trong tuần này đã giữ số giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên ổn định ở mức 771, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co cho biết trong báo cáo được theo dõi chặt chẽ.

Trong khi đó, các đại biểu của OPEC+ sẽ họp vào tuần tới để xem xét mức sản lượng dầu thô, với các nguồn tin từ nhóm sản xuất dầu dự kiến ​​sẽ không có thay đổi nào đối với chính sách sản lượng hiện tại.

Diễn biến giá dầu Brent trên thị trường thế giới sáng 29/1 (theo giờ Việt Nam)
Diễn biến giá dầu Brent trên thị trường thế giới sáng 29/1 (theo giờ Việt Nam)

Lượng dầu từ các cảng Baltic của Nga sẽ tăng 50% trong tháng này so với tháng 12 khi người bán cố gắng đáp ứng nhu cầu mạnh ở châu Á và hưởng lợi từ giá năng lượng toàn cầu tăng, các thương nhân cho biết và tính toán của Reuters cho thấy.

Các thương nhân cũng cho biết lượng dầu thô của Urals và KEBCO từ Ust-Luga từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 2 có thể tăng lên 1,0 triệu tấn từ 0,9 triệu tấn trong kế hoạch cho cùng kỳ tháng 1.

John Kilduff, đối tác tại Again Capital LLC ở New York, cho biết: “Nếu nguồn cung của Nga vẫn mạnh trong tháng tới, dầu có thể sẽ tiếp tục có xu hướng giảm”.

Nhà máy lọc dầu Bharat Petroleum Corporation ở Mumbai (ảnh: Reuters)
Nhà máy lọc dầu Bharat Petroleum Corporation ở Mumbai (ảnh: Reuters)

Dự trữ dầu thô tại Cushing, trung tâm định giá dầu tương lai của NYMEX, tăng 4,2 triệu thùng trong tuần này, cũng gây áp lực lên thị trường.

Tại Trung Quốc, các trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 đã giảm 72% so với mức cao nhất vào đầu tháng này trong khi số ca tử vong hàng ngày ở bệnh nhân COVID-19 trong bệnh viện đã giảm 79% so với mức đỉnh, cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang bình thường hóa và thúc đẩy kỳ vọng về nhu cầu dầu phục hồi.

Giá xăng dầu trong nước

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước sáng ngày 29/1 được áp dụng theo phiên điều chỉnh ngày 11/1 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương:

Cụ thể, mức giá bán lẻ với xăng E5 RON 92 tiếp tục là 21.350 đồng/lít và xăng RON 95 là 22.150 đồng/lít.

Trong khi đó các mặt hàng dầu đều giảm giá ở kỳ điều hành này. Cụ thể, dầu diesel giảm về mức 21.634 đồng/lít; dầu hoả hạ còn 21.809 đồng và dầu mazut giảm còn 13.366 đồng/kg.

Ở kỳ điều hành này, tiếp tục không trích lập vào Quỹ bình ổn giá và giảm mức chi từ quỹ với các mặt hàng xăng. Theo đó, mức chi từ quỹ với RON 95-III giảm về 103 đồng; E5 RON 92 chi 121 đồng.

Với các mặt hàng dầu, mức chi sử dụng quỹ với các mặt hàng dầu vẫn duy trì 0 đồng, song tăng mức trích lập vào quỹ từ 0 đồng lên 300 - 605 đồng/lít, kg tuỳ loại.

Liên Bộ Công Thương - Tài chính sẽ có phiên điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong nước vào ngày 1/2 thay vì ngày 21/1 như thường lệ do trùng lịch nghỉ Tết Nguyên Đán.

Nguồn: Báo Công Thương

Giá xăng dầu hôm nay 13/1: Tăng mạnh khoảng 2,5 USD nhờ triển vọng nhu cầu từ Trung Quốc

Giá xăng dầu hôm nay 13/1, thị trường thế giới ghi nhận mức tăng khoảng 2,5 USD mỗi đầu giá nhờ hồi phục triển vọng nhu cầu của Trung Quốc.

Giá dầu thế giới

Giá dầu tăng mạnh bởi được hỗ trợ nhờ sự lạc quan về triển vọng nhu cầu của Trung Quốc và hy vọng rằng dữ liệu lạm phát sắp tới từ Hoa Kỳ sẽ cho thấy lãi suất tăng chậm hơn.

Diễn biến giá dầu WTI trên thị trường thế giới rạng sáng 13/1 (theo giờ Việt Nam)

Nhà nhập khẩu dầu hàng đầu Trung Quốc đang mở cửa trở lại nền kinh tế sau khi kết thúc các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt do COVID-19, thúc đẩy sự lạc quan rằng nhu cầu nhiên liệu sẽ tăng vào năm 2023.

Cả hai điểm chuẩn đều tăng 3% vào phiên trước đó do hy vọng rằng triển vọng của nền kinh tế toàn cầu có thể không quá bi quan như người ta lo ngại.

Craig Erlam của công ty môi giới OANDA cho biết: “Việc hạ cánh nhẹ nhàng hơn đối với Mỹ và có lẽ ở những nơi khác, kết hợp với sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ ở Trung Quốc sau làn sóng COVID hiện tại có thể tạo ra một năm tốt hơn nhiều so với lo ngại và kích thích thêm nhu cầu dầu thô”.

Diễn biến giá dầu Brent trên thị trường thế giới sáng 13/1 (theo giờ Việt Nam)

Dữ liệu CPI của Hoa Kỳ được cho rằng có tác động lớn đến dầu mỏ và thị trường rộng lớn hơn bằng cách hình thành kỳ vọng về tốc độ tăng lãi suất ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Các nhà kinh tế kỳ vọng mức tăng giá tiêu dùng cốt lõi của Hoa Kỳ sẽ chậm lại với tốc độ hàng năm là 5,7% trong tháng 12, so với 6% một tháng trước đó. Lạm phát tiêu đề hàng tháng được coi là bằng 0.

Thị trường cũng đang chuẩn bị cho việc hạn chế bổ sung nguồn cung dầu của Nga do lệnh trừng phạt đối với dầu thô và các sản phẩm dầu tinh chế.Diễn biến giá dầu Brent trên thị trường thế giới sáng 13/1 (theo giờ Việt Nam)

Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ cho biết lệnh cấm sắp tới của EU đối với việc nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ từ Nga bằng đường biển vào ngày 5/2 có thể gây rối hơn so với lệnh cấm nhập khẩu dầu thô từ Nga bằng đường biển của EU được thực hiện vào tháng 12 năm 2022.

Tàu chở dầu thô tại cảng ngoài khơi đảo Waidiao ở Chiết Giang, Trung Quốc (nguồn: Reuters)

Ngân hàng Morgan Stanley dự kiến thị trường dầu mỏ sẽ thắt chặt trong quý 3 và quý 4 năm 2023, được hỗ trợ bởi nhu cầu phục hồi do Trung Quốc mở cửa lại biên giới cùng các yếu tố khác.

“Chúng tôi thấy thị trường dầu mỏ trở nên cân bằng trong quý 2 và trở nên khan hiếm trong quý 3 và quý 4, hỗ trợ giá cao hơn vào cuối năm nay”, ngân hàng cho biết trong một lưu ý, với những bất ổn như Trung Quốc mở cửa trở lại, rủi ro đối với nguồn cung của Nga, hoạt động sản xuất đá phiến của Mỹ chậm lại và việc ngừng phát hành SPR “đang trở thành những cơn gió thuận chiều”.

Giá xăng dầu trong nước

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước sáng ngày 13/1 được áp dụng theo phiên điều chỉnh ngày 3/1 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương:

Cụ thể, mức giá bán lẻ với xăng E5 RON 92 tiếp tục là 21.350 đồng/lít và xăng RON 95 là 22.150 đồng/lít.

Trong khi đó các mặt hàng dầu đều giảm giá ở kỳ điều hành hôm nay. Cụ thể, dầu diesel giảm 517 đồng, về mức 21.634 đồng/lít; dầu hoả hạ 958 đồng, còn 21.809 đồng và mỗi lít dầu mazut giảm 374 đồng, còn 13.366 đồng/kg.

Ở kỳ điều hành hôm nay, nhà điều hành tiếp tục không trích lập vào Quỹ bình ổn giá và giảm mức chi từ quỹ với các mặt hàng xăng. Theo đó, mức chi từ quỹ với RON 95-III giảm về 103 đồng; E5 RON 92 chi 121 đồng.

Với các mặt hàng dầu, mức chi sử dụng quỹ với các mặt hàng dầu vẫn duy trì 0 đồng, song tăng mức trích lập vào quỹ từ 0 đồng lên 300 - 605 đồng/lít, kg tuỳ loại.

Nguồn: Báo Công Thương

Từ khóa: