Khi đại dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng trên toàn cầu, chính phủ một số nước đã yêu cầu Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ bỏ một số điều khoản trong hiệp định thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ để các sản phẩm y tế có thể được tiếp cận dễ dàng hơn, đặc biệt là với các nước có mức thu nhập thấp.
Theo đó, trong bản tài liệu trình Hội đồng WTO về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ ngày 02/10, trong số các nước, có Ấn Độ và Nam Phi đã lập luận rằng trừ khi sự từ bỏ được ban hành, có "những lo ngại đáng kể" rằng chẩn đoán, thuốc và vacxin sẽ không "có sẵn kịp thời với số lượng đủ và giá cả phải chăng để đáp ứng nhu cầu toàn cầu”.
Động thái này diễn ra khi một số quốc gia giàu có - đáng chú ý là Mỹ, Anh, Đức và Pháp - đã ký hợp đồng với các nhà sản xuất thuốc khác nhau cho hàng trăm triệu liều vacxin vẫn đang được thử nghiệm. Nhưng các nước nghèo hơn thiếu phương tiện để đặt hàng như vậy và các quan chức y tế toàn cầu lo ngại rằng việc tiếp cận không bình đẳng sẽ gây ra những tổn thương khôn lường hơn nữa và Covid-19 sẽ không được kiểm soát. Điều quan trọng là các chính phủ thành viên khác của WTO ủng hộ điều này vì các nước cần đảm bảo rằng vacxin, thuốc và các công cụ y tế khác cần thiết để ứng phó Covid-19 có thể được các quốc gia và nhà sản xuất mở rộng quy mô mà không phải đối mặt với các cuộc đàm phán kéo dài để xin giấy phép.
Cụ thể, các nước như Ấn Độ và Nam Phi đề xuất từ bỏ các quy tắc chi phối bằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền và bảo vệ thông tin không được tiết lộ, liên quan đến bí mật thương mại. Họ đề xuất việc từ bỏ các điều khoản liên quan sẽ tiếp tục cho đến khi tiêm chủng rộng rãi trên toàn cầu và phần lớn dân số thế giới được phát triển khả năng miễn dịch với Covid-19.
Trên bình diện quốc tế, cần kêu gọi khẩn cấp về sự đoàn kết toàn cầu và sự chia sẻ toàn cầu không bị cản trở về công nghệ và bí quyết thương mại để có thể đưa ra các phản ứng nhanh chóng cho việc xử lý Covid-19. Các chính phủ Ấn Độ và Nam Phi đã thúc giục Đại hội đồng WTO thông qua đề xuất này trong một số năm không xác định.
Nếu WTO ban hành lệnh miễn trừ, các quốc gia trên thế giới “có thể bỏ qua các quy định của WTO” và tìm cách sản xuất các sản phẩm giá rẻ hơn. Họ sẽ vẫn phải đối phó với luật pháp trong nước, và thiếu bí quyết. Nhưng sẽ rất quan trọng, nếu được thông qua, đối với một số sản phẩm. Tuy nhiên, đề xuất này có thể khó được thông qua. Việc đệ trình xảy ra khi Tổ chức Y tế thế giới cố gắng các cơ chế khác nhau để đảm bảo tiếp cận nhiều hơn với các sản phẩm y tế Covid-19 ở các nước nghèo. WHO đang làm việc với Gavi, Liên minh vacxin và Liên minh đổi mới phương pháp chuẩn bị khẩn cấp, hay CEPI, để thành lập Covax, một nhóm mua vacxin trong đó 172 quốc gia trao đổi chuyên môn. Kế hoạch này nhằm tập hợp các nguồn lực kinh tế của các nước thành viên để cho phép các nhà phát triển vacxin đầu tư rủi ro cao và trợ cấp chi phí vacxin cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Tuy nhiên, Mỹ đã không tham gia.
Vào tháng 7, Liên minh châu Phi, đại diện cho hàng chục quốc gia, đã kêu gọi các thành viên WTO làm việc với WHO để có được vacxin, nhưng không để các bằng sáng chế dược phẩm vẫn là trở ngại. Liên minh châu Phi kêu gọi “phân phối công bằng và kịp thời” vacxin Covid-19 bằng cách hợp tác với Covax, nhưng cũng đề nghị các thành viên xem xét việc cấp phép bắt buộc, một quyền được ghi nhận trong cùng một thỏa thuận của WTO. WHO cũng đưa ra nhóm tiếp cận công nghệ, sẽ thu thập các quyền bằng sáng chế, dữ liệu kiểm tra quy định và thông tin khác có thể được chia sẻ để phát triển thuốc, vacxin và chẩn đoán để chống lại Covid-19. Tuy nhiên, Liên đoàn các nhà sản xuất & Hiệp hội Dược phẩm quốc tế phản đối nỗ lực này.
Nguồn: Báo Công thương