Tài liệu này lập luận rằng, sự gián đoạn thương mại mà Mỹ đã tuyên bố đang ảnh hưởng tiêu cực đến toàn thế giới. Sách Trắng khẳng định, Mỹ là một nhà đàm phán không đáng tin cậy và Chính phủ Trung Quốc muốn đàm phán bình đẳng, tin cậy và cùng có lợi. Các phương tiện truyền thông của Mỹ đã báo cáo rằng Bắc Kinh rút lại cơ bản tất cả các điểm đàm phán trong các cuộc đàm phán với Mỹ vài tuần trước. Tại cuộc họp báo ngày 2/6, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn cho biết, các hành động của Mỹ trong tháng vừa qua là lý do chính cho sự thiếu tiến bộ trong đàm phán.
Ảnh minh họa |
Đầu tháng 5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố thuế quan đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc sẽ được tăng từ 10% lên 25%. Mỹ cũng bắt đầu điều tra xem liệu 300 tỷ USD hàng hóa khác của Trung Quốc có thể bị áp thuế hay không. Cuối cùng, Mỹ đưa tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc vào danh sách hạn chế kinh doanh với các công ty Mỹ. Ông Vương Thụ Văn không xác nhận tại cuộc họp báo này rằng liệu Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình có gặp nhau tại Hội nghị G20 vào cuối tháng 6 hay không, mà chỉ nói rằng phía Trung Quốc sẽ cử đại diện tham dự các cuộc họp sắp tới tại Nhật Bản.
Cũng tại cuộc họp báo ngày 2/6, ông Vương cho biết, bất kỳ công ty nước ngoài nào chống lại luật pháp Trung Quốc sẽ phải chịu sự điều tra của Trung Quốc. “Không có gì được đồng ý cho đến khi mọi thứ được đồng ý” là điều Trung Quốc đã nhấn mạnh khi mượn lời các ngôn ngữ đã được các quan chức sử dụng trong cuộc đàm phán giữa Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu về Brexit. Ông Vương nói thêm, cả hai bên cần lùi một bước và lập luận rằng các nước nên tuân thủ hướng đi đã được thống nhất tại cuộc họp của hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung tại Argentina vào cuối năm ngoái.
Nhà Trắng cho biết, Mỹ đồng ý không tăng thuế nếu thỏa thuận với Trung Quốc đạt được các khiếu nại nghiêm trọng nhất, bao gồm cả hành vi của Trung Quốc buộc các công ty nước ngoài phải chuyển giao công nghệ của họ để đổi lấy quyền tiếp cận thị trường nội địa của Trung Quốc - cái gọi là chuyển giao công nghệ bắt buộc.
Vào tháng 3/2019, Trung Quốc đã thông qua luật đầu tư nước ngoài mà họ tuyên bố sẽ cải thiện việc bảo vệ sở hữu trí tuệ và ngăn chặn chuyển giao công nghệ bắt buộc. Luật này sẽ có hiệu lực vào năm tới. Bắc Kinh cho biết, họ đã thực hiện các bước để cho phép nước ngoài tiếp cận nhiều hơn với các ngành công nghiệp tài chính và ô tô. Tuy nhiên, đặc biệt là từ đợt thuế quan mới nhất của Mỹ, các quan chức Trung Quốc đã lên tiếng mạnh mẽ hơn khi tuyên bố rằng động cơ chính của Mỹ là ngăn chặn Trung Quốc phát triển mạnh hơn. Càng ngày, các quan chức ở Bắc Kinh càng nói về việc chuẩn bị cho một cuộc tranh chấp sẽ kéo dài hàng thập kỷ.
Nguồn: Báo Công thương