Bạn đang ở đây

Quy mô thương mại điện tử có thể đạt 13 tỷ USD năm 2020

14/03/2019 08:18:14

Tập trung vào 4 chủ đề lớn

Theo ông Trần Văn Trọng -Chánh Văn phòng VECOM, VOBF 2019 với chủ đề “Bứt phá giới hạn” là cơ hội để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trao đổi, thảo luận về việc tạo lập môi trường và hệ sinh thái cũng như những cơ hội và thách thức của lĩnh vực thương mại điện tử và kinh tế số.

quy mo thuong mai dien tu co the dat 13 ty usd nam 2020
Họp báo giới thiệu về Diễn dàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam 2019

Chủ đề thứ ba: “Sự nổi lên của AI”, là cơ hội để trao đổi về tác động của công nghệ tới mọi doanh nghiệp, bao gồm trí tuệ nhân tạo; Chủ đề thứ tư: “Vốn hay Ý tưởng”, sẽ giúp các nhà khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến định hướng được đâu là yếu tố quyết định trong cuộc phiêu lưu vào cuộc chơi nhiều rủi ro nhưng cũng đầy cơ hội để trở thành những Uninorns mới của Việt Nam.Cụ thể, Diễn đàn sẽ bao gồm 4 chủ đề lớn, gồm: “Bùng nổ mua sắm online”, sẽ thảo luận về xu hướng thị trường thương mại điện tử sẽ mở rộng mạnh mẽ; “Thời gian là Vàng”, bàn về các giải pháp và dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử trong thời đại nhiều người tiêu dùng mong muốn nhận được sản phẩm đặt mua trực tuyến trong thời gian tính bằng giờ.

Diễn đàn VOBF 2019 quy được nhiều diễn giả từ các tổ chức hàng đầu trong nước và trên thế giới tham dự như: Cục TMĐT và Kinh tế số, Facebook, Tiktok, Sapo, Interspace, Lazada, Mắt Bão, Fado, Netco, Netnam, PA Việt Nam, Shopee, Vietguys, Vinalink, IMGroup, Zalo – VNG, VNPost, Nielsen, Grab, Haravan, EMS, Nhân Hoà, VNNIC…, hứa hẹn sẽ đem đến nhiều giá trị thiết thực cũng như những bức tranh toàn diện cho hàng nghìn đại biểu tham dự sự kiện và đông đảo người quan tâm theo dõi trực tuyến”- ông Trần Văn Trọng thông tin thêm.

Bên cạnh đó, chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2019 cũng sẽ được công bố tại diễn đàn này. Sau 8 năm liên tiếp, chỉ số này đã trở thành nguồn thông tin tin cậy phản ánh tình hình hiện tại, những vấn đề nổi bật và xu hướng phát triển của thương mại điện tử cả nước cũng như từng địa phương, góp phần xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý Nhà nước và hoạt động kinh doanh.

Tiếp tục tăng tốc phát triển thương mại điện tử

Theo ông Nguyễn Kỳ Minh- Giám đốc Trung tâm Ecomviet (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số), tín hiệu lạc quan nhất là trong vài năm liên tiếp thương mại điện tử nước ta đạt tốc độ tăng trưởng cao. Đặc biệt, năm 2018 được coi là năm sôi động nhất của kinh doanh trực tuyến với tốc độ tăng trưởng đạt trên 30%.

Với điểm xuất phát thấp khoảng 4 tỷ USD vào năm 2015 nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng trung bình trong 3 năm liên tiếp cao nên quy mô thị trường thương mại điện tử năm 2018 lên tới khoảng 7,8 tỷ USD. Nếu tốc độ tăng trưởng của năm 2019 và 2020 tiếp tục ở mức 30% thì tới năm 2020 quy mô thị trường sẽ lên tới 13 tỷ USD.

Quy mô này sẽ cao hơn mục tiêu nêu trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 – 2020, theo mục tiêu này thì quy mô thương mại điện tử bán lẻ (B2C) đạt 10 tỷ USD vào năm 2020”, ông Nguyễn Kỳ Minh nhấn mạnh.

Cũng theo đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, muốn thương mại điện tử Việt Nam phát triển vững chắc trong những năm tiếp theo, Việt Nam cần có môi trường và hệ sinh thái thuận lợi, bao gồm hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin tiên tiến, giúp đa số người dân tiếp cận dễ dàng tới Internet qua thiết bị di động.

Bên cạnh đó đối với dịch vụ logistics và hoàn tất đơn hàng, hoạt động khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến có cơ hội tiếp cận dễ dàng tới các dịch vụ công cũng như khả năng huy động vốn linh hoạt…

Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam 2019 sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng (15/3), Hà Nội (26/3) và TP.Hồ Chí Minh (28/3).

Nguồn: báo Công thương