Khi phân tích về chiến thắng Điện Biên Phủ 66 năm về trước, một nguyên nhân quan trọng không thể không nhắc đến là chiến dịch hậu cần vào đầu năm 1954 mà ngày nay được gọi dưới cái tên logistics.
Như đã được biết, trong phương án tác chiến ban đầu của trận Điện Biên Phủ, toàn bộ số phận của tập đoàn cứ điểm này sẽ được quyết định trong vòng 3 ngày bằng chiến thuật “đánh nhanh thắng nhanh”. Khi đó, công tác hậu cần cho chiến dịch này đã bảo đảm 300% nhu cầu về nhu yếu phẩm như gạo, muối, rau, thịt cho bộ đội.
Vận chuyển lương thực, vũ khí lên mặt trận, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử |
Song vào giờ chót, Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy mặt trận Điện Biên Phủ Võ Nguyên Giáp đã đi đến quyết định được ông coi là khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân của ông là sẽ phải chuyển sang chiến thuật “đánh chắc, tiến chắc”.
Quyết định đó sẽ mang lại chiến thắng vĩ đại chấn động địa cầu sau đó 55 ngày nữa. Nhưng ngay vào lúc đó, việc chuyển hướng tác chiến cũng có nghĩa là đặt ra cho công tác hậu cần tại mặt trận, những yêu cầu mới chưa từng có tiền lệ mà trong đó bài toán hóc búa nhất là làm sao đáp ứng được nhu cầu về nhu yếu phẩm và nhiều loại mặt hàng khác cho bộ đội, nay đã vượt gấp hàng trăm lần.
Còn nhớ, khi Đại tướng lên chào Bác Hồ trước khi ra mặt trêån, Baác dặn, trêån naây quan trọng phải thắng. Không chắc thắng không đánh.
Bác đã hình dung ra những khó khăn cả phía trước lẫn phía sau trận đánh.
Ngay sau khi nghe Bộ chỉ huy mặt trận báo cáo, Bác và Trung ương Đảng đã có nhiều cuộc thảo luận và đi đến một quyết định chiến lược là động viên đồng bào cả nước tham gia vào chiến dịch hậu cần cho mặt trận Điện Biên Phủ. Cả nước hướng ra mặt trận, cung cấp, tiếp tế cho bộ đội và tham gia dân công phục vụ cho chiến dịch.
261.400 lượt nhân công với 12 triệu ngày công huy động sức người sức của từ các vùng tự do lúc bấy giờ như khu vực Thanh - Nghệ - Tĩnh, Việt Bắc kết hợp khai thác nguồn tại chỗ đã tạo nên một “chiến dịch logistics” vĩ đại trong mùa hoa ban 1954 với 23.000 tấn gạo, 266 tấn muối, 2.000 tấn thực phẩm đã được huy động cho chiến dịch.
Khi các chiến sĩ của ta tại trận địa “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt” thì dưới mưa bom bão đạn của địch, đoàn dân công chỉ với xe đạp, ngựa thồ đã như một dòng chảy khổng lồ tiếp tế cho mặt trận.
Ngày chiến thắng đã đến khi chiều 7/5/1954, tướng chỉ huy tập đoàn cứ điểm De Castrie sau khi nghe câu chào “Tạm biệt ông bạn già” của tướng Navarre từ Hà Nội đã ra lệnh cho binh lính dừng súng kéo cờ trắng ra hàng các đại đoàn chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những đoàn dân công đi trong mùa hoa ban năm ấy đã làm nên một cuộc cách mạng hậu cần vĩ đại như đánh giá của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chưa bao giờ nhân dân ta lại góp nhiều công sức đến thế.
Năm 2020, khi cả nước vào cuộc chiến đấu với đại dịch Covid-19 vẫn mang tinh thần của Điện Biên năm xưa. Cả hệ thống chính trị vào cuộc với mục tiêu đẩy lùi đại dịch: “Chống dịch như chống giặc”. Phương châm tác chiến “đánh chắc, tiến chắc”, khoanh vùng, cô lập dần các ổ dịch cùng hậu cần chống dịch Covid-19 bên cạnh động viên nguồn lực cả nước kết hợp với nguồn cung tại chỗ cho các khu cách ly được vận dụng sáng tạo. Tất cả với niềm tin đẩy lùi và chiến thắng đại địch, bảo đảm cuộc sống an lành của nhân dân, môi trường ổn định cho tăng trưởng kinh tế.
Nguồn: Báo Công thương