Đại dịch Covid - 19 đang tác động mạnh đến nền kinh tế các nước ASEAN, như suy giảm tăng trưởng; gián đoạn hoạt động du lịch, kinh doanh lữ hành, các chuỗi cung ứng và cung ứng lao động…
Du lịch, kinh doanh lữ hành, hàng không, khách sạn - là những ngành đầu tiên bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Các điều kiện đang xấu đi khi nhiều quốc gia đã đóng cửa biên giới. Sự gián đoạn nguồn cung phát ra chủ yếu từ Trung Quốc sẽ là điểm nhấn trong chuỗi giá trị và làm gián đoạn sản xuất. Vì Trung Quốc là trung tâm khu vực và chiếm 12% thương mại toàn cầu về các bộ phận, linh kiện, chi phí cho sự gián đoạn trong ngắn hạn sẽ tăng cao.
Dịch Covid – 19 tác động tiêu cực đến kinh tế các nước ASEAN |
Các tác động tiêu cực của việc kiểm dịch đối với nguồn cung lao động cũng có thể cao tùy theo thời gian và lĩnh vực. Sản xuất đã bị ảnh hưởng nặng nề hơn so với ngành công nghiệp dịch vụ; trong đó, viễn thông và các công nghệ hỗ trợ khác hạn chế sự sụt giảm năng suất. Tất cả những gián đoạn này dẫn đến sự sụt giảm mạnh về nhu cầu trong nước. Và tác động của chúng đối với tăng trưởng kinh tế tiếp tục lây lan những sự gián đoạn này.
Hiệu ứng gộp này có thể mở rộng các hiệu ứng ngắn hạn trong thời gian dài. Chi phí kinh tế cao nhất có thể đến từ các tài sản vô hình. Tác động của tâm lý tiêu cực về tăng trưởng và sự không chắc chắn nói chung vốn đã ảnh hưởng đến thị trường tài chính sẽ làm giảm đầu tư, tiêu dùng và tăng trưởng trong dài hạn. Suy thoái kinh tế trên khắp thế giới hiện không thể tránh khỏi, mặc dù các biện pháp kích thích đang được thực hiện. Nếu vậy, sẽ có sự gia tăng mạnh về thất nghiệp và nghèo đói.
Trong số các nước ASEAN thì Singapore, Malaysia và Thái Lan tham gia hội nhập nhiều trong chuỗi cung ứng khu vực, và sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, bởi việc giảm nhu cầu đối với hàng hóa được sản xuất trong đó.
Indonesia và Philippines đã tăng cường tham gia chuỗi cung ứng và cũng sẽ không được miễn dịch. Theo thời gian, các điều chỉnh về phía cung sẽ thay đổi mô hình thương mại và đầu tư. Việc điều chỉnh chính liên quan đến việc di dời một số hoạt động nhất định dọc theo chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các nước ASEAN. Mặc dù đại dịch sẽ phá vỡ giai đoạn tái cấu trúc, các nước ASEAN có thể hưởng lợi từ các khoản đầu tư mới, giảm thiểu tác động tiêu cực tổng thể.
Tất cả các nước ASEAN đều phụ thuộc vào dòng chảy du lịch nhưng Thái Lan có lẽ phụ thuộc nhiều nhất. Campuchia và Lào nhận phần lớn đầu tư và viện trợ từ Trung Quốc. Sự suy giảm tăng trưởng rõ rệt ở Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến hai nước này nhiều nhất.
Philippines, các nước Mê Kông có số lượng lao động lớn ở nước ngoài và hạn chế di chuyển hoặc nguy cơ việc làm của họ vì sự lây lan dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia gửi và nhận lao động. Brunei, Malaysia là các nhà xuất khẩu dầu và cuộc chiến giá cả do gián tiếp gây ra bởi đại dịch sẽ tác động mạnh đến họ. Những lĩnh vực khác được hưởng lợi từ giá dầu thấp hơn, như ngành vận tải chẳng hạn.
Khi đo lường hiệu ứng dịch Covid-19 đối với ASEAN, điều quan trọng phải tách tác động biên của nó khỏi các kết quả quan sát được. Điều này rất quan trọng, vì biện pháp khắc phục có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân của sự gián đoạn. Điều này đòi hỏi một khung phân tích có thể đo lường sai số so với kịch bản cơ sở kết hợp các xu hướng có sẵn.
Ngay cả trước khi dịch bệnh bùng phát, nguy cơ suy giảm tăng trưởng toàn cầu vẫn đang gia tăng. Mặc dù dịch Covid -19 có thể đẩy nhanh hơn nữa tốc độ và mức độ tái cấu trúc, nhưng nó chỉ chịu trách nhiệm một phần cho những gì có thể xảy ra. Sẽ là sai lầm khi quy tất cả sự gián đoạn hiện tại vào Covid - 19. Nếu cuộc chiến thương mại không xảy ra trước đó, dịch Covid - 19 có thể đã dẫn đến sự gián đoạn lớn hơn đối với chuỗi cung ứng. Bất kỳ đánh giá tác động nào cũng phải công nhận, sự lây lan của dịch Covid-19 là không thể đoán trước được và chính phủ các nước cũng phải phản ứng như vậy. Hơn nữa, do tính chất phức tạp và phụ thuộc lẫn nhau trong chuỗi cung ứng, đặc biệt khi các nước ASEAN là các nước đang phát triển, có độ mở thương mại lớn và dễ bị tổn thương nhất trước cú sốc cung từ Trung Quốc.
Từ thương chiến đến Covid - 19 cho thấy thực tế là, các nước ASEAN có sự phụ thuộc khá lớn vào Trung Quốc đối với hàng hóa trung gian. Trong số 10 nền kinh tế châu Á đã được đánh giá về tính dễ bị tổn thương đối với sự gián đoạn nguồn cung từ Trung Quốc, bao gồm cả 6 nền kinh tế ở ASEAN là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Các mặt hàng nhập khẩu được coi là "hàng hóa quan trọng từ Trung Quốc" nếu một nền kinh tế là nhà nhập khẩu ròng từ Trung Quốc và 2/3 hoặc nhiều hơn hàng nhập khẩu hàng hóa đó đến từ Trung Quốc.
Thái Lan là nước dễ bị tổn thương lớn, với nhập khẩu hàng hóa quan trọng từ Trung Quốc chiếm 11% tổng lượng nhập khẩu. Indonesia có tỷ lệ hàng hóa quan trọng từ Trung Quốc trong tổng số nhập khẩu ở mức 8%, thì sự gián đoạn đối với sản xuất trong nước có khả năng thấp hơn đáng kể, do các sản phẩm hoàn chỉnh chiếm phần lớn hàng hóa quan trọng từ Trung Quốc.
Các mặt hàng tập trung vào người tiêu dùng như đồ điện tử và đồ gia dụng chiếm hơn 2/5 hàng hóa quan trọng từ Trung Quốc của Indonesia. Philippines với tỷ lệ hàng hóa quan trọng từ Trung Quốc là 7%. Lỗ hổng sản xuất của nước này là cao nhất đối với hàng hóa trung gian dệt may.
Sự gián đoạn trong nguồn cung thép với Trung Quốc có khả năng tác động đến các dự án cơ sở hạ tầng ở Philippines, Malaysia và Singapore. |
Nguồn: Báo Công thương