Cụ thể, các thành viên của Ủy ban Thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu với tỷ lệ 26-7, với bốn phiếu trắng, cho một thỏa thuận nới lỏng hạn ngạch thịt bò Mỹ từ mức 45.000 tấn hiện có.
Ảnh minh họa |
Toàn bộ Nghị viện châu Âu sẽ bỏ phiếu lần thứ hai về thỏa thuận này vào ngày 28/11, nhưng dự kiến với sự dẫn dắt của Ủy ban Thương mại, thỏa thuận này chắc chắn được thông qua. Khi đó, các lô hàng thịt bò nhập khẩu từ Mỹ tăng lên sẽ bắt đầu vào đầu năm 2020. Thông điệp của thỏa thuận này rất rõ ràng, rằng EU muốn giảm căng thẳng thương mại với Mỹ, nhưng EU muốn thấy những nỗ lực tương tự của việc xuống thang ở phía bên kia Đại Tây Dương.
Hiện hai bên vẫn cần tìm giải pháp cho tranh chấp về trợ cấp cho Airbus và Boeing và thuế quan của Mỹ áp dụng cho thép, nhôm và ôliu của EU. Thỏa thuận về thịt bò được thiết kế để giải quyết tranh chấp có từ năm 1981 khi Liên minh châu Âu cấm sử dụng hormone tăng trưởng đối với thịt trên toàn khối, kể cả thịt nhập khẩu. EU và Mỹ cuối cùng đã ký một thỏa thuận vào năm 2009 để cấp hạn ngạch cho nhập khẩu thịt bò không có hormone, hiện đang ở mức 45.000 tấn.
Tuy nhiên, theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hạn ngạch cũng phải được dành cho các nhà cung cấp khác, ngoài Mỹ. Các nhà xuất khẩu từ Australia và Uruguay, và gần đây là Argentina, đã quyết định bán vào hạn ngạch, đẩy tỷ lệ của Mỹ từ gần 10% lên 30%. Theo thỏa thuận, các nước khác đồng ý, nông dân Mỹ sẽ đạt được 18.500 tấn hạn ngạch ban đầu, tăng lên 35.000 tấn sau 7 năm.
Nguồn: báo Công thương