Bạn đang ở đây

Con đường đi đến thỏa thuận Mỹ - Trung vẫn gian nan trước nguy cơ tăng thuế mới

14/11/2019 09:07:10

Những trở ngại tập trung vào việc Mỹ có đồng ý xóa bỏ thuế quan hiện có trong Thỏa thuận giai đoạn 1 hay không hoặc liệu Mỹ có gỡ bỏ thuế quan có hiệu lực vào ngày 15/12 hay không. Các nhà đàm phán Mỹ sẽ cố gắng chính xác tối đa những gì có thể trước khi làm bất cứ điều gì về thuế quan.

Con đường đi đến thỏa thuận vẫn gian nan trước nguy cơ leo thang một lần nữa xuất hiện khi Tổng thống Donald Trump ngày 12/11 cho biết, “thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 có ý nghĩa với Trung Quốc có thể xảy ra, có thể xảy ra sớm”, nhưng Mỹ đã sẵn sàng tăng áp lực lên Trung Quốc nếu hai bên không thể đạt được thỏa thuận này. Cụ thể là Mỹ “sẽ tăng đáng kể các mức thuế” nếu không thực hiện được thỏa thuận. Mỹ đã muốn sử dụng đòn bẩy từ thuế quan như là một phần của cơ chế thực thi, trong đó thuế quan sẽ chỉ giảm xuống nếu Trung Quốc tuân thủ các cam kết của mình theo thỏa thuận.

Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer ban đầu phản đối động thái tăng thêm thuế quan mới đối với 111 tỷ USD hàng tiêu dùng vào ngày 01/9. Tuy nhiên, bất chấp những bảo lưu đó, ông Lighthizer coi các mức thuế mới nhất, giờ là chính sách của Mỹ, như đòn bẩy và không chỉ đơn giản là loại bỏ chúng mà không cần các cam kết từ Bắc Kinh. Nhớ lại ngày 11/10, Tổng thống Trump đã lạc quan hơn khi gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tại Nhà Trắng và nói rằng hai quốc gia dự kiến ​​sẽ đạt được một thỏa thuận cuối cùng có thể được ký kết “trong ba, bốn hoặc năm tuần nữa”.

con duong di den thoa thuan my trung van gian nan truoc nguy co tang thue moi

Cuộc đấu tranh thuế quan đã nổ ra vào ngày 07/11 khi, trong một bình luận công khai hiếm hoi về nội dung của các cuộc đàm phán, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết cả Mỹ và Trung Quốc đều đồng ý đẩy lùi thuế quan như là một phần của thỏa thuận giai đoạn 1. Tuyên bố của Trung Quốc đã bị mâu thuẫn sau đó bởi phát ngôn của Tổng thống Trump, một người ủng hộ mạnh mẽ các mức thuế mà cuối cùng đang tạo ra khoảng 7 tỷ USD mỗi tháng cho Kho bạc Mỹ. Wendy Cutler, một cựu nhà đàm phán thương mại cấp cao trong chính quyền Obama và hiện là giám đốc điều hành của Viện Chính sách xã hội châu Á tại Washington cho biết, tình hình này “dường như không thể kết thúc đàm phán”.

Con đường hoàn tất thỏa thuận giai đoạn 1 đã bị tổn thương bởi quyết định của Chính phủ Chile về việc hủy bỏ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APEC, nơi hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung dự kiến ký một thỏa thuận. Các chuyên gia thương mại cho biết, các vấn đề ngoại giao cứng nhắc và các vấn đề quan điểm khác biệt khiến Washington và Bắc Kinh khó sắp xếp một cuộc họp khác để ký thỏa thuận và cả hai nhà lãnh đạo cần phải có mặt để bất kỳ hiệp định nào có đủ sức mạnh thực thi. Một số nghị sĩ Mỹ vẫn duy trì một triển vọng khá tích cực rằng cuộc xung đột sẽ được giải quyết. Thuế quan sẽ là một trong những điều cuối cùng được quyết định bởi vì thuế quan là đòn bẩy để có được những thứ khác mà Mỹ mong muốn. Các ý kiến khác thì cho rằng thuế quan không có lợi một phần vì các mức thuế được trả bởi các doanh nghiệp Mỹ và cuối cùng được chuyển cho người tiêu dùng.

Trung Quốc có thể đã tính đến sự phản đối trong chính quyền Tổng thống Trump và cộng đồng doanh nghiệp Mỹ trong chiến dịch đẩy lùi thuế quan. Ông Trump chỉ miễn cưỡng đẩy lùi bất kỳ mức thuế quan trọng nào. Một trong số ít ví dụ là khi các nhà lập pháp đảng Cộng hòa thuyết phục ông loại bỏ thuế thép và nhôm đối với Canada và Mexico. Vào tháng 9, Mỹ đã thu được mức thuế kỷ lục 7 tỷ USD đối với hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, giảm thuế là lĩnh vực quan trọng mà Trung Quốc đã nhấn mạnh và hai bên vào tháng 5 đã tiến gần đến một thỏa thuận có thể theo thời gian sẽ xóa bỏ tất cả các mức thuế trừng phạt mà cả hai bên đã áp đặt. Vào thời điểm đó, các quan chức Mỹ đổ lỗi cho các đối tác Trung Quốc đã rút lại các cam kết trước đó.

Thông thường, các tổng thống Mỹ thiết lập các thông số chính sách, các quan chức cấp cao làm việc chi tiết. Tuy nhiên, dưới thời ông Trump, các quan chức cấp cao thường có kinh nghiệm tìm kiếm các thỏa thuận và tranh chấp về chính sách, với việc ông Trump đưa ra quyết định cuối cùng, chấp nhận hoặc từ chối một đề xuất dựa trên các cân nhắc về kinh tế, chính trị hoặc các vấn đề khác. Các chuyên gia thương mại nói rằng, sự không chắc chắn làm cho khó có được niềm tin từ phía khác trong cách tiếp cận một thỏa thuận. Trong tháng này, ông Trump đã thả nổi khả năng chọn Iựa như một địa điểm mới có thể để ký thỏa thuận giai đoạn 1, nhằm khôi phục các giao dịch của Trung Quốc mua nông sản Mỹ. Các quan chức đã lo lắng rằng các nghị sĩ đảng Dân chủ và thậm chí cả những phản đối Trung Quốc sẽ chỉ trích một thỏa thuận không có được cải cách cơ cấu từ Bắc Kinh.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ mới nhất, ông Trump ban đầu chỉ ký một thỏa thuận giai đoạn 1, cho phép gạt bỏ mọi chỉ trích với sự đảm bảo các vấn đề sẽ được giải quyết trong các giai đoạn trong tương lai. Hiện tại, cả hai bên dường như đang nắm giữ phiên bản tốt nhất của thỏa thuận giai đoạn 1, vì triển vọng cho các giai đoạn trong tương lai là không rõ ràng. Ngày 12/11, thông điệp mới của Tổng thống Trump về việc Mỹ là “người quyết định liệu có muốn thực hiện một thỏa thuận hay không”, đã cho thấy con đường đi đến thỏa thuận vẫn còn rất gian nan và nguy cơ leo thang cuộc chiến vẫn tồn tại trước mắt.

Nguồn: báo Công thương