Bạn đang ở đây

Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái làm việc với Sở Công Thương ngày 28-3-2022

Tiếng Việt

Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái làm việc với Sở Công Thương.

Dự và chủ trì buổi làm việc có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Các đồng chí Thường trực HĐND, UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh.

Trong thời gian qua, Sở Công Thương đã chủ động triển khai nhiều giải pháp thực hiện tốt các nhiệm vụ của ngành đảm bảo kế hoạch theo kịch bản tăng trưởng đề ra và tăng so với năm trước. Sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì ổn định, đạt mức tăng trưởng khá. Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP năm 2021 tăng 9,12% so với năm 2020, xếp thứ 5/14 tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc; giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) đạt 14.210 tỷ đồng, tăng 9,3% so với năm 2020

Sở đã chủ trì, tham mưu xây dựng và tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình khuyến công tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 và hằng năm; tham mưu ban hành các chương trình, kế hoạch nhằm tổ chức và triển khai thực hiện hiệu quả hoạt động xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh. Giá trị xuất khẩu năm 2021 tăng 37,8% so với cùng kỳ năm 2020. Quý I/2022 đạt 62,56 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ, bằng 22,3% kế hoạch năm; Công tác quản lý nhà nước về thương mại từng bước được nâng cao, thị trường hàng hóa thiết yếu đảm bảo đáp ứng cung, cầu trong điều kiện chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.

 

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy ghi nhận và biểu dương, đánh giá cao kết quả đạt được của ngành Công Thương thời gian qua đã góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh những kết quả đạt được, đồng chí cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại hạn chế trong lĩnh vực này như: Công nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, chưa trở thành lĩnh vực đột phá, động lực quan trọng cho tăng trưởng; tốc độ chuyển dịch cơ cấu nội ngành còn chậm, chưa thực sự rõ nét; hạ tầng khu, cụm công nghiệp, chợ nông thôn chưa được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ; chương trình xúc tiến thương mại, khuyến công chưa có nhiều đổi mới, chất lượng, hiệu quả chưa cao, tỷ lệ doanh nghiệp tham gia còn rất thấp…

Ngành Công Thương cần phải xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của ngành Công Thương đối với nền kinh tế, do đó ngành cần tích cực, chủ động hơn nữa trong công tác tham mưu, triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của ngành với tinh thần đổi mới sáng tạo, tư duy chiến lược và tầm nhìn dài hạn.

Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, công chức viên chức trong toàn ngành; Đẩy mạnh cải cách hành chính, chế độ công vụ; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và năng lực thực thi nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trên tinh thần hết lòng, hết sức phục vụ người dân và doanh nghiệp; Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh, các nghị quyết, chỉ thị, đề án, chính sách đã ban hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thuộc chức năng, nhiệm vụ tham mưu của ngành, nhất là Nghị quyết số 29-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường giai đoạn 2021-2025, trong đó phải cụ thể hóa thành chương trình kịch bản để triển khai thực hiện; Tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao theo Chương trình hành động số 56-CTr/TU của Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2022. Tiếp tục đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư, đẩy nhanh tiến độ các dự án đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư hoặc được chấp thuận nghiên cứu khảo sát đầu tư; Tập trung phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, thu hút các dự án sản xuất công nghiệp công nghiệp có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động trong tỉnh; Đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp theo từng lĩnh vực và nhóm sản phẩm có lợi thế của tỉnh; phát triển ngành thương mại theo hướng hiện đại, tăng trưởng nhanh và bền vững; đẩy mạnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại; phát triển thương mại điện tử, các loại hình thương mại dựa trên nền tảng số hóa. Làm tốt công tác khuyến công, Xúc tiến thương mại, dự báo tình hình cung - cầu, thị trường, giá cả; kết nối chặt chẽ giữa nhà sản xuất với thị trường tiêu thụ; triển khai hiệu quả mô hình chợ nông sản 4.0, sàn giao dịch thương mại điện tử, sàn giao dịch sản phẩm OCOP của tỉnh…

Đồng chí cũng yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên công chức của ngành tiếp tục đổi mới tác phong, lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; xây dựng đội ngũ cán bộ ngành Công Thương “chuyên nghiệp, năng động, đổi mới, sáng tạo, hết lòng, hết sức vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà”.

 

Nguồn: Trung tâm KC&XTTM