Hiệp định AANZFTA được nâng cấp tạo thuận lợi hơn cho giới kinh doanh trong việc khai thác thị trường ASEAN, Australia và New Zealand.
Các phái đoàn từ các nước ASEAN, Australia và New Zealand đã gặp lại nhau tại Hội nghị lần thứ 20 của Ủy ban Hỗn hợp Khu vực Thương mại Tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZ-FJC) và các cuộc họp liên quan từ ngày 14 - 17/02 vừa qua tại Bandung, Tây Java, Indonesia nhằm hoàn thiện toàn bộ văn bản đàm phán nâng cấp Hiệp định AANZFTA.
Các cuộc đàm phán nâng cấp hiệp định nhằm tạo thuận lợi hơn cho giới kinh doanh trong việc tận dụng các thị trường ở ASEAN, Australia và New Zealand so với hiệp định hiện có hiệu lực. Bên cạnh đó, thỏa thuận cũng được thiết kế để phản ứng nhanh hơn, thích ứng hơn và linh hoạt hơn trong việc đối phó với các tình trạng khẩn cấp, chẳng hạn như khả năng xảy ra đại dịch hoặc thảm họa thiên nhiên trong tương lai.
Các quan chức lạc quan rằng việc ký kết Nghị định thư sửa đổi thứ hai của Hiệp định AANZFTA, cũng là một trong những thành tựu ưu tiên của Indonesia trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2023, có thể đạt được. Với việc hoàn tất toàn bộ văn bản đàm phán để nâng cấp thỏa thuận, tất cả các bên cam kết tăng cường thảo luận về rà soát pháp lý. Để mục tiêu ký kết Nghị định thư thứ hai sửa đổi Hiệp định AANZFTA có thể hoàn thành vào tháng 8/2023, bên lề Hội nghị Tham vấn cấp Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 28 với Australia và New Zealand.
Cùng với cuộc họp lần thứ 20 của Ủy ban Hỗn hợp còn có cuộc họp của Ủy ban Đầu tư (COI) lần thứ 13 và Nhóm công tác về các vấn đề pháp lý và thể chế lần thứ 12 (WGLII). Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn, trong đó thương mại nội khối ASEAN tăng trưởng trì trệ kể từ năm 2008, dao động từ 21-25%. Trên thực tế, ASEAN có tiềm năng kinh tế rất lớn, một trong số đó là lĩnh vực hậu cần. Ngoài thương mại, tăng cường đầu tư cũng được coi là quan trọng bởi nó sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng và khả năng cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu.
AANZFTA mang lại các lợi ích cho các bên liên quan. Chẳng hạn như có thể xóa bỏ thuế quan đối với 90% hàng hóa giao dịch giữa ASEAN, Australia và New Zealand, đồng thời các loại thuế quan khác giảm dần khi hiệp định có hiệu lực. Sau đó, cho phép vận chuyển hàng hóa qua lại trong các nước thành viên; hàng hóa có xuất xứ AANZFTA được đưa vào các nước thành viên và tái xuất khẩu tại các nước này, không qua gia công, có thể được hưởng ưu đãi thuế quan.
Khi đó, sản phẩm ban đầu đi qua các bên cũng có thể giữ nguyên trạng thái ban đầu. Hơn nữa, cho phép hóa đơn hàng hóa của bên thứ ba, cụ thể là cơ quan hải quan ở nước nhập khẩu có thể nhận được Giấy chứng nhận xuất khi hóa đơn bán hàng được phát hành từ một quốc gia hoặc công ty khác xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ trong các lĩnh vực khác nhau, với điều kiện hàng hóa đó đáp ứng các yêu cầu cần thiết. Các hóa đơn này có thể có nguồn gốc từ các quốc gia không phải là thành viên của hiệp định này.
Cùng với đó, các lợi ích khác cũng cho phép cộng gộp giá trị khu vực ASEAN. Nguồn gốc của nguyên liệu thô có xuất xứ từ các bên tham gia FTA có thể được tính đến khi đánh giá tiêu chí xuất xứ đối với sản phẩm cuối cùng được sản xuất tại một nước thành viên.
Cuối cùng, hiệp định có thể bảo vệ việc tiếp cận thị trường và đảm bảo một môi trường hoạt động dễ đoán hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ. Các nhà cung cấp dịch vụ trong một nước thành viên muốn cung cấp dịch vụ ở những thị trường này có thể được hưởng các quy tắc và quy định giống như các công ty nội địa ở các quốc gia này.
Nguồn: Báo Công Thương