Trong khi giá lợn hơi hôm nay 12/8 giảm đồng loạt tại khu vực miền Bắc thì tại miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam, giá lợn hơi ghi nhận mức tăng giảm trái chiều từ 1.000-2.000 đồng/kg.
Cụ thể, tại khu vực miền Bắc, thị trường lợn hơi giảm mạnh từ 1.000-5.000 đồng/kg tại tất cả các tỉnh, thành trong vùng và dao động trong khoảng 83.000-86.000 đồng/kg.
Đáng chú ý, Lào Cai ghi nhận mức giảm sâu nhất lên đến 5.000 đồng/kg và đang được bán với giá 86.000 đồng/kg. Bắc Giang, Nam Định, Hà Nam ghi nhận mức giảm giá thấp hơn 4.000 đồng/kg và đang được thương lái thu mua ở mức từ 84.000-86.000 đồng/kg. Loạt tỉnh Yên Bái, Hưng Yên, Thái Nguyên, Thái Bình, Vĩnh Phúc và Ninh Bình cùng ghi nhận mức giảm 3.000 đồng/kg. Tuyên Quang giảm nhẹ 1.000 đồng/kg xuống còn 85.000 đồng/kg. Trong khi đó, Hà Nội và Phú Thọ hiện đang thu mua quanh mốc 83.000-84.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Giá lợn hơi hôm nay 12/8 tại thị trường miền Bắc đồng loạt xuống giá |
Trong khi đó, tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, giá lợn hơi được điều chỉnh ở mức 1.000 đồng/kg ở một số địa phương và được thương lái thu mua trong khoảng 80.000-87.000 đồng/kg. Cùng giảm 1.000 đồng/kg, Thanh Hoá hiện thu mua với giá 86.000 đồng/kg còn Quảng Trị là 84.000 đồng/kg. Trong khi đó, tại Nghệ An và Lâm Đồng, giá tăng nhẹ 1.000 đồng/kg lên mức 85.000-87.000 đồng/kg.
Tương tự, thị trường lợn hơi miền Nam cũng ghi nhận mức điều chỉnh trái chiều từ 1.000-2.000 đồng/kg trong ngày hôm nay và được giao dịch trong khoảng 81.000-89.000 đồng/kg. Cùng thu mua ở mức 82.000 đồng/kg, Bạc Liêu tăng nhẹ 1.000 đồng/kg trong khi tại Cần Thơ, giá giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Long An điều chỉnh tăng 2.000 đồng/kg lên mức 87.000 đồng/kg. Còn tỉnh Tiền Giang ghi nhận mức giảm 2.000 đồng/kg xuống còn 81.000 đồng/kg, hiện đang là địa phương thu mua thấp nhất khu vực.
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), dịch tả lợn châu Phi hiện rất phức tạp, chưa có vaccine, chưa có thuốc đặc trị, trong khi chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ không áp dụng được triệt để các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học nên đa phần người nông dân vẫn sợ dịch bệnh tái bùng phát khiến cho việc tái đàn lợn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, một số địa phương đã qua 30 ngày không phát sinh lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi nhưng chậm công bố hết dịch. Ngoài ra, có nhiều địa phương chậm thanh toán tiền hỗ trợ thiệt hại bởi dịch tả lợn châu Phi cho người dân nên người chăn nuôi rất khó khăn duy trì sản xuất.
Giai đoạn cao điểm của dịch bệnh tả lợn châu Phi từ tháng 5-9/2019 các cơ sở chăn nuôi lợn không cho phối hoặc hạn chế phối giống, từ đó ảnh hưởng đến nguồn cung con giống ở giai đoạn đầu năm 2020. Trong khi đó, các doanh nghiệp chăn nuôi lớn hiện đều ưu tiên giữ lại con giống phục vụ nhu cầu tái đàn nội bộ trong hệ thống của doanh nghiệp và mạng lưới gia công, cho khách hàng sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vaccine nên khiến lợn giống trên thị trường khan hiếm, giá cao, hiện lên tới 2,5-3 triệu đồng/con lợn giống thương phẩm cai sữa khoảng 6,5-7kg.
Nguồn: Báo Công thương