Bạn đang ở đây

Gia tăng giá trị xuất khẩu: Tận dụng nguồn lực của doanh nghiệp FDI

14/06/2019 14:31:41

Thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất khẩu

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - cho hay, so sánh với khối DN trong nước, khối DN FDI sở hữu những lợi thế rõ rệt về các yếu tố sản xuất. Khối DN FDI cũng góp phần làm thay đổi cơ cấu mặt hàng XK theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm khai khoáng, mặt hàng sơ cấp, tăng dần tỷ trọng hàng chế tạo (điện tử, máy tính và linh kiện, các sản phẩm từ nhựa, dây điện và cáp điện, xe đạp và phụ tùng...). Từ năm 2007, tỷ lệ dầu thô trong tổng kim ngạch XK chỉ còn khoảng 7%.

gia tang gia tri xuat khau tan dung nguon luc cua doanh nghiep fdi
Doanh nghiệp FDI góp phần phát triển công nghiệp hỗ trợ

“Tuy vậy, tăng trưởng XK thời gian qua còn có sự phục hồi, tăng trưởng tích cực của các DN trong nước. Trong 5 tháng đầu năm 2019, kim ngạch XK của khối DN trong nước đã tăng đến 11,6%, chiếm 30,1% tổng kim ngạch XK, cao hơn mức tăng của khối DN FDI (tăng 4,7%)” - ông Trần Thanh Hải chỉ rõ.

Hoàn thiện thể chế

Để nâng cao hiệu quả XK của khu vực DN FDI trong cơ cấu kinh tế, giúp DN trong nước thu nhận được nhiều công nghệ sản xuất, kinh nghiệm và kỹ năng quản trị của khối DN này, Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện cho các DN đầu tư nước ngoài sở hữu các dây chuyền, sản phẩm công nghệ cao, có giá trị cao đến đầu tư ở Việt Nam. Bên cạnh việc triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Cạnh tranh, sẽ tập trung hoàn thiện thể chế và tăng cường trách nhiệm cho hệ thống cơ quan quản lý thị trường để thanh tra phát hiện những hành vi xâm phạm quyền SHTT nhằm ngăn ngừa, hạn chế tình trạng xâm phạm quyền SHTT tại các DN, cơ sở kinh doanh.

Bộ Công Thương chú trọng việc phát huy tác động lan tỏa của các DN FDI đối với sản xuất trong nước, tạo điều kiện để DN trong nước tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; khuyến khích DN FDI lớn liên doanh, liên kết, phát triển công nghiệp hỗ trợ và tăng tỷ lệ nội địa hóa thông qua các nhà cung cấp trong nước; chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản trị hiện đại cho DN trong nước thông qua các dự án liên doanh, liên kết trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.

Ngoài ra, chỉ đạo hệ thống các trường đại học, cao đẳng trực thuộc đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và yêu cầu; đặc biệt là việc phối hợp với các DN FDI lớn để đào tạo theo nhu cầu của các DN này.

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát và gỡ bỏ một số rào cản gia nhập thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài trong ngành, lĩnh vực mà Việt Nam không còn nhu cầu bảo hộ.