Bạn đang ở đây

“Trái ngọt” từ xúc tiến thương mại

28/03/2019 08:41:34

Kết nối tiêu thụ

Trực tiếp dẫn chúng tôi đi thăm một trong những cơ sở chế biến cà rốt lớn nhất tỉnh, ông Nguyễn Văn Quang - Trưởng Phòng quản lý thương mại, Sở Công Thương tỉnh Hải Dương - cho biết, vụ Đông Xuân 2019, diện tích trồng cà rốt toàn tỉnh đạt trên 1.200 ha, tổng sản lượng trên 50.000 tấn.

trai ngot tu xuc tien thuong mai
Chế biến cà rốt xuất khẩu

Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Công Thương tỉnh Hải Dương đã chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản của tỉnh nói chung, trong đó có cà rốt. Theo đó, chú trọng tham mưu UBND tỉnh tổ chức lễ hội, hội chợ xúc tiến thương mại, kết nối giao thương để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp (DN) kỹ năng xây dựng hạ tầng xuất khẩu, thiết kế bao bì, dán tem QR, quảng bá giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước; triển khai đề tài khoa học về xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản an toàn tại 12 cửa hàng trên địa bàn thành phố Hải Dương. Sở cũng đã ký thỏa thuận hợp tác với Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) để đưa nông sản có thế mạnh của tỉnh vào hệ thống siêu thị, cửa hàng của Hapro. Đồng thời, thường xuyên liên hệ với các tổng công ty, công ty chế biến, xuất khẩu nông sản, các siêu thị, trung tâm thương mại trên cả nước để huy động mọi nguồn lực, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cà rốt.

Đặc biệt, vụ cà rốt năm nay, do thời tiết không thuận lợi, ảnh hưởng đến chất lượng và mẫu mã sản phẩm cà rốt, khiến việc thu mua, xuất khẩu gặp khó khăn, Sở đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố và DN lớn, siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối trên toàn quốc phối hợp thúc đẩy tiêu thụ cà rốt.

Tiếp cận thị trường khó tính

Theo ông Nguyễn Văn Quang cho hay, ngoài thị trường tiêu thụ trong nước, khoảng 40% sản lượng cà rốt được xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia và một số nước Trung Đông. Điển hình, Công ty Cổ phần nông s

Kết nối tiêu thụ

Trực tiếp dẫn chúng tôi đi thăm một trong những cơ sở chế biến cà rốt lớn nhất tỉnh, ông Nguyễn Văn Quang - Trưởng Phòng quản lý thương mại, Sở Công Thương tỉnh Hải Dương - cho biết, vụ Đông Xuân 2019, diện tích trồng cà rốt toàn tỉnh đạt trên 1.200 ha, tổng sản lượng trên 50.000 tấn.

trai ngot tu xuc tien thuong mai
Chế biến cà rốt xuất khẩu

Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Công Thương tỉnh Hải Dương đã chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản của tỉnh nói chung, trong đó có cà rốt. Theo đó, chú trọng tham mưu UBND tỉnh tổ chức lễ hội, hội chợ xúc tiến thương mại, kết nối giao thương để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp (DN) kỹ năng xây dựng hạ tầng xuất khẩu, thiết kế bao bì, dán tem QR, quảng bá giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước; triển khai đề tài khoa học về xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản an toàn tại 12 cửa hàng trên địa bàn thành phố Hải Dương. Sở cũng đã ký thỏa thuận hợp tác với Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) để đưa nông sản có thế mạnh của tỉnh vào hệ thống siêu thị, cửa hàng của Hapro. Đồng thời, thường xuyên liên hệ với các tổng công ty, công ty chế biến, xuất khẩu nông sản, các siêu thị, trung tâm thương mại trên cả nước để huy động mọi nguồn lực, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cà rốt.

Đặc biệt, vụ cà rốt năm nay, do thời tiết không thuận lợi, ảnh hưởng đến chất lượng và mẫu mã sản phẩm cà rốt, khiến việc thu mua, xuất khẩu gặp khó khăn, Sở đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố và DN lớn, siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối trên toàn quốc phối hợp thúc đẩy tiêu thụ cà rốt.

Tiếp cận thị trường khó tính

Theo ông Nguyễn Văn Quang cho hay, ngoài thị trường tiêu thụ trong nước, khoảng 40% sản lượng cà rốt được xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia và một số nước Trung Đông. Điển hình, Công ty Cổ phần nông sản Hưng Việt mỗi ngày thu mua khoảng 100 tấn cà rốt và 80% sản lượng xuất khẩu sang 5 thị trường chính gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Dubai, Oman, Malaysia; Công ty Cổ phần chế biến nông sản Tân Hương, bình quân mỗi ngày thu mua 100-150 tấn, phân loại sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan.

Thực tế, để xuất khẩu cà rốt sang các thị trường khó tính như Hàn Quốc, Nhật Bản đòi hỏi những tiêu chuẩn cao về kích thước, mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, việc mở rộng xuất khẩu đến những thị trường này là một hướng đi đúng đắn trong việc tìm đầu ra ổn định và cải thiện giá trị cho cây cà rốt, nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.

Do đó, thời gian tới, để hoạt động tiêu thụ nông sản nói chung, trong đó có cây cà rốt bền vững, tránh tình trạng “được mùa, mất giá”, cần hình thành liên kết chặt chẽ giữa DN xuất khẩu, DN tiêu thụ nội địa với người nông dân, đảm bảo hoạt động sản xuất đủ tiêu chuẩn chất lượng, số lượng và thỏa mãn các yêu cầu cao của thị trường thế giới.

Hình thành các khu sản xuất tập trung gắn với cơ sở chế biến, kho lạnh bảo quản để sẵn sàng điều tiết cung - cầu trong thời điểm thu hoạch rộ.

ản Hưng Việt mỗi ngày thu mua khoảng 100 tấn cà rốt và 80% sản lượng xuất khẩu sang 5 thị trường chính gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Dubai, Oman, Malaysia; Công ty Cổ phần chế biến nông sản Tân Hương, bình quân mỗi ngày thu mua 100-150 tấn, phân loại sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan.

Thực tế, để xuất khẩu cà rốt sang các thị trường khó tính như Hàn Quốc, Nhật Bản đòi hỏi những tiêu chuẩn cao về kích thước, mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, việc mở rộng xuất khẩu đến những thị trường này là một hướng đi đúng đắn trong việc tìm đầu ra ổn định và cải thiện giá trị cho cây cà rốt, nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.

Do đó, thời gian tới, để hoạt động tiêu thụ nông sản nói chung, trong đó có cây cà rốt bền vững, tránh tình trạng “được mùa, mất giá”, cần hình thành liên kết chặt chẽ giữa DN xuất khẩu, DN tiêu thụ nội địa với người nông dân, đảm bảo hoạt động sản xuất đủ tiêu chuẩn chất lượng, số lượng và thỏa mãn các yêu cầu cao của thị trường thế giới.

Hình thành các khu sản xuất tập trung gắn với cơ sở chế biến, kho lạnh bảo quản để sẵn sàng điều tiết cung - cầu trong thời điểm thu hoạch rộ.

 

Nguồn: Báo Công thương