Theo đó, nhằm tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Nam đã tổ chức họp và xây dựng Kế hoạch triển khai công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong năm 2019.
Cùng với đó Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Nam cũng đã đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có một số nhiệm vụ chính như: Bám sát diễn biến tình hình thực tế của địa phương mình, xác định rõ tuyến, địa bàn, lĩnh vực, phương thức thủ đoạn hoạt động, đối tượng trọng điểm và nhóm các mặt hàng cần tập trung kiểm tra, kiểm soát.
Trong công tác kiểm tra hàng hóa: chú trọng kiểm tra, kiểm soát các lĩnh vực, mặt hàng trọng điểm tác động lớn đến kinh tế - xã hội, đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là nhóm hàng cấm (ma túy, động vật, thực vật hoang dã, tài liệu phản động, máy móc thiết bị đã qua sử dụng,pháo nổ…); các mặt hàng có thuế suất cao, thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế (thuốc lá điếu ngoại, rượu, xăng dầu); các mặt hàng tiêu dùng là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống nhân dân, ảnh hưởng đến sản xuất, môi trường (thực phẩm, thuốc tân dược, thuốc đông y, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, chất cấm trong chế biến thực phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, các loại chất cấm trong thức ăn chăn nuôi…).
Kế hoạch nêu rõ, lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra tránh tình trạng nhũng nhiễu các hộ kinh doanh, các đơn vị doanh nghiệp. |
Đáng chú ý, Kế hoạch nêu rõ: 100% các vụ việc phát hiện, bắt giữ phải được xử lý kịp thời và theo quy định của pháp luật và 100% cán bộ công chức, khi thi hành công vụ phải thực hiện đúng quy trình, quy định của pháp luật, không để xảy ra tình trạng khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến hoạt động công vụ của cán bộ, chiến sĩ, công chức. Trong công tác kiểm tra, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; hướng dẫn doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, sản xuất, chất lượng hàng hóa và trách nhiệm đối với công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi bao che, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; luân chuyển, thay thế, điều động những cán bộ, công chức có dấu hiệu sai phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Thực hiện tốt công tác báo cáo đột xuất (nhanh) và báo cáo định kỳ theo quy định.
Kế hoạch nêu rõ các thành viên trong BCĐ và các Sở, ngành, cơ quan chức năng có liên quan chủ động phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, tránh tình trạng có nhiều đoàn kiểm tra cùng một thời điểm, cùng một lĩnh vực, ngành hàng,… gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ, kịp thời (định kỳ hằng tháng) hoặc đột xuất, khi có diễn biến bất thường, vướng mắc trong quá trình thực hiện về Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Nam - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo để thống nhất phương án phối hợp, giải quyết.
Được biết, trong năm 2018, ngành chức năng tỉnh Quảng Nam đã phối hợp điều tra, khám phá 43.826 vụ phạm pháp hình sự; bắt, xử lý 87.769 đối tượng, đạt tỷ lệ 82,32% (cao hơn 1,9% so với năm 2017). Tập trung đánh mạnh, triệt phá các loại tội phạm có tổ chức, năm 2018 đã triệt phá 2.721 băng nhóm các loại. Bắt, vận động đầu thú và thanh loại 4.881 đối tượng truy nã. Giải quyết, xử lý tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố đạt 90,22%. Phát hiện 15.819 vụ phạm tội kinh tế; 378 vụ phạm tội về tham nhũng, chức vụ; 2.384 vụ buôn lậu; 97 vụ, việc phạm tội sử dụng công nghệ cao; 24.642 vụ vi phạm pháp luật về môi trường; 22.831 vụ, bắt giữ 33.874 đối tượng phạm tội về ma túy...
Nguồn: báo Công thương