24/07/2016 17:53:44
Ngày nay, việc mua hàng online tưởng chừng như tiện lợi và nhàn hạ hơn rất nhiều lần so với hình thức mua sắm thông thường, nhất là trong cái tiết trời nóng như đổ lửa của mùa hè. Thế nhưng đi kèm với nó lại là một vấn đề tồn tại cố hữu khiến rất nhiều người khóc dở mếu dở khi chủ shop “treo đầu dê, bán thịt chó” hoặc lâm vào tình cảnh nhận đồ về mới nhận ra mình không hề hợp về kiểu dáng và kích cỡ.
Hơn nữa, điều này còn gây ra nhiều phiền toái hơn nữa đối với những nhãn hàng có chính sách hoàn trả đồ nếu như không vừa ý, có thể gây ra hao tốn thời gian cũng như tiền của cho vận chuyển. Cụ thể, theo thống kê của IHL vào năm 2015, số tiền hao phí mỗi năm từ các hãng sản xuất trên toàn cầu bắt nguồn từ vấn đề trên có thể lên đến vài tỉ USD chỉ vì ước lượng sai kích cỡ.
Amazon - doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến lớn nhất Hoa Kỳ - chắc hẳn cũng đã để ý từ lâu đến những hậu quả nghiêm trọng trên, bằng chứng là họ cũng không phải là ngoại lệ khi trở thành nạn nhân tất yếu cho những khách hàng nhanh nhảu đoảng. Tuy nhiên, công ty với trụ sở chính tại Seattle này đã và đang phát triển một hệ thống đảm bảo mỗi khách hàng đều có thể tìm được kích cỡ phù hợp nhất đối với cỡ người ngay từ lần chọn đầu tiên.
Làm rõ hơn cho điều này, một ứng dụng, phát kiến mới đến từ Amazon vận hành như một nền tảng điều hành và quản lý, đưa ra những gợi ý kích cỡ cho khách hàng dựa trên một “vật mẫu” do khách hàng chọn vì cảm thấy hợp với bản thân. Nói cách khác, Amazon sẽ sử dụng một thiết bị đi kèm để đo đạc cẩn thận những số liệu, kích thước từ trong ra ngoài của sản phẩm, tạo ra một mô hình ba chiều chính xác nhất và lưu trữ lên cơ sở dữ liệu.
Mỗi khi bạn tìm kiếm mặt hàng nào đó, Amazon sẽ đưa ra những lời đề nghị thích hợp nhất dựa trên thông số đối chiếu với vật mẫu mà vừa khít hoặc chênh lệch không đáng kể. Chẳng hạn, nếu bạn cảm thấy thỏa mãn với kích cỡ đôi giày Converse quen thuộc, thì chỉ cần một vài thông tin liên quan, bạn có thể yên tâm rằng những mẫu giày tiếp theo mà Amazon gợi ý sẽ luôn vừa với chân bạn.
Ngoài ra, hệ thống trên còn có khả năng tính toán đến những yếu tố như mục đích phục vụ của sản phẩm - giày dùng để chạy chẳng hạn - hoặc độ co giãn của sợi dệt và kết cấu. Dưới đây là hình ảnh phác họa mô hình của thiết bị đo thông số của các mẫu giày, có khả năng ghi lại số đo mũi bàn chân, độ dày, vòng đai, độ dài và các chiều khác nữa.
Phát minh trên là bản nâng cấp và phát triển của một thiết kế gốc cũng từng thu được nhiều thành công từ năm 2012 bắt nguồn từ Tập đoàn Shoefitr - một công ty nghiên cứu kích cỡ sản phẩm, chịu trách nhiệm phân phối cho những đối tác như Nordstrom và Cole Haan. Amazon đã âm thầm mua lại bằng sáng chế đó vào năm ngoái, tiếp tục hoàn thiện và cải tiến nó.
Cả phiên bản gốc lẫn bản nâng cấp của Amazon đều được cho rằng có thể áp dụng cho cả những sản phẩm quần jeans, quần dài, áo phông, áo lót, mũ và phụ kiện, túi xách… Để đo được hết dữ liệu các mặt hàng của Amazon, hoặc chỉ cần một phần chủ yếu trong đó cũng sẽ yêu cầu nỗ lực rất lớn, nhưng có lẽ với tiềm năng và nguồn lực của mình, Amazon hoàn toàn có khả năng hiện thực hóa viễn cảnh đó. Cụ thể, vào năm 2015, hãng đã thành lập nên một trường quay rộng 14.000 m2 tại London để chụp và thiết đặt số liệu, đặt mục tiêu ảnh chụp cho 500.000 sản phẩm/năm - một phần trong chiến dịch quảng bá và thúc đẩy doanh thu của công ty.
Dù vậy, tháng 3 vừa qua, Terry Lundgren, CEO của Macy đã coi thường tiềm lực cạnh tranh của Amazon đối với sự phát triển của công ty mình. “Họ sẽ đương đầu với một thách thức khó khăn hơn nữa khi kết quả nhận được cũng chả khả quan hơn là mấy đâu,” Lundgren thông báo trước giới đầu tư, đề cập đến một thực tế rằng khách hàng thường lấy nhiều cỡ trong một lần mua vì họ vẫn sợ số liệu đưa ra có những sai sót nhất định.
Cả phiên bản gốc lẫn bản nâng cấp của Amazon đều được cho rằng có thể áp dụng cho cả những sản phẩm quần jeans, quần dài, áo phông, áo lót, mũ và phụ kiện, túi xách… Để đo được hết dữ liệu các mặt hàng của Amazon, hoặc chỉ cần một phần chủ yếu trong đó cũng sẽ yêu cầu nỗ lực rất lớn, nhưng có lẽ với tiềm năng và nguồn lực của mình, Amazon hoàn toàn có khả năng hiện thực hóa viễn cảnh đó. Cụ thể, vào năm 2015, hãng đã thành lập nên một trường quay rộng 14.000 m2 tại London để chụp và thiết đặt số liệu, đặt mục tiêu ảnh chụp cho 500.000 sản phẩm/năm - một phần trong chiến dịch quảng bá và thúc đẩy doanh thu của công ty.
Dù vậy, tháng 3 vừa qua, Terry Lundgren, CEO của Macy đã coi thường tiềm lực cạnh tranh của Amazon đối với sự phát triển của công ty mình. “Họ sẽ đương đầu với một thách thức khó khăn hơn nữa khi kết quả nhận được cũng chả khả quan hơn là mấy đâu,” Lundgren thông báo trước giới đầu tư, đề cập đến một thực tế rằng khách hàng thường lấy nhiều cỡ trong một lần mua vì họ vẫn sợ số liệu đưa ra có những sai sót nhất định.
Dù sao thì phương pháp hiệu quả nhất để giải quyết một vấn đề đó là ngăn chặn nó ngay từ trong trứng nước phải không? Do đó, hãy cùng sẵn sàng tiếp tục đón chờ những bước tiến và thành công mới từ Amazon.
Nguồn: Theo: genk.vn