16/05/2016 14:32:06
Dầu thô Brent kỳ hạn đang giao dịch tại 48,11 USD/thùng, tăng 28 cent hay 0,6% so với đóng cửa phiên trước.
Giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 25 cent hay 0,5% lên 46,46 USD/thùng.
Giới phân tích cho biết nguồn cung đang giảm từ các nhà sản xuất như Nigeria, châu Mỹ và Trung Quốc đã đẩy giá dầu tăng, mặc dù họ bổ sung rằng việc tăng sản lượng ở đâu đó đang hạn chế mức tăng.
Ngân hàng ANZ cho biết dầu khó khăn để giữ mức tăng từ ngày trước đó do sự quay lại sản xuất của Canada.
Tại Nigeria, công ty dầu Exxon Mobil đã ngừng xuất khẩu từ dòng dầu thô Qua Iboe lớn nhất của nước này và các nhà sản xuất khác như Royal Dutch Shell và Chevron đã bị gián đoạn sau hành vi phí hoại, đang giảm sản lượng xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ khoảng 1,65 triệu thùng/ngày.
Tại châu Mỹ, nhà xuất khẩu dầu lớn Venezuala dường như trên bờ vực chính trị và khủng hoảng kinh tế, gây lo sợ vỡ nợ bởi công ty dầu quốc gia PDVSA, phải trả gần 5 tỷ USD trái phiếu trong năm nay.
Sản lượng dầu của Venezuela đã giảm ít nhất 188.000 thùng/ngày kể từ đầu năm nay do PDVSA vật lộn để thực hiện đầu tư cần thiết giữ sản lượng ổn định.
Ngoài ra việc gián đoạn tại Mỹ, nơi sản lượng dầu thô đã giảm xuống 8,8 triệu thùng/ngày, thấp hơn mức đỉnh năm 2015 là 8,4% do lĩnh vực này chịu đựng một làn sòng phá sản.
Tại Trung Quốc, nhà sản xuất và tiêu thụ dầu lớn nhất châu Á, giảm sản lượng 5,6% xuống 4,04 triệu thùng/ngày trong tháng 4 so với cùng kỳ năm trước.
Ngược lại sự gián đoạn này là nguồn cung ngày càng tăng từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, sau khi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống lại Iran đã gây ra một cuộc đua thị phần giữa Tehran và các đối thủ trong OPEC như Saudi Arabia, Iraq, UAE và Kuwait.
OPEC đã bơm 32,44 triệu thùng dầu mỗi ngày trong tháng 4, tăng 188.000 thùng/ngày so với tháng 3. Đây là mức cao nhất kể từ năm 2008.
Cũng đè nặng lên các thị trường là sự phục hồi sản lượng tại Canada sau khi buộc phải đóng cửa do cháy rừng, cũng như đồng đô la tăng 3% trong tháng này so với các đồng tiền tệ chính khác. Một đồng đô la mạnh hơn làm việc nhập khẩu nhiên liệu định giá bằng đồng đô la đắt hơn cho các nước sử dụng đồng tiền khác, khả năng làm giảm nhu cầu.
Theo Vinanet