Trước đó, sau hơn 5 năm đàm phán tích cực, ngày 5/10/2015, tiến trình đàm phán Hiệp định TPP đã được 12 nước thành viên, gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam chính thức hoàn tất.
Hiệp định TPP được coi là hình mẫu cho hợp tác kinh tế khu vực trong những năm đầu của thế kỷ 21, quy tụ các quốc gia đang nắm giữ 40% GDP toàn cầu.
Tham gia TPP với tư cách là một trong những thành viên đầu tiên sẽ giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực cũng như trên trường quốc tế, giúp Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ quốc tế.
Riêng về mặt kinh tế, theo tính toán, trong điều kiện các yếu tố khác đều thuận lợi, TPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025.
Tham gia TPP, Việt Nam có thể là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong số 12 nước nhưng Việt Nam sẽ gặp không ít thách thức. Đó là thách thức về: kinh tế, về xã hội, về thu ngân sách.
Theo HNMO