Bạn đang ở đây

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Lào

18/05/2015 07:57:54

Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, trong quí I/2015, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Lào đạt 148,76 triệu USD, tăng 24,54% so với cùng kỳ năm trước.

Mặt hàng sắt thép dầu dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Lào, thu về 37,10 triệu USD, tăng 49,74% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 24% tổng trị giá xuất khẩu. Xăng dầu đứng ở vị trí thứ hai trong bảng xuất khẩu, trị giá 18,11 triệu USD, giảm 42,87% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ ba là phương tiện vận tải và phụ tùng, trị giá 15,61 triệu USD, tăng 31,76%.
Trong quí I/2015, một số mặt hàng có mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang Lào: Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 36,72%; sản phẩm từ sắt thép tăng 9,62%; sản phẩm từ chất dẻo tăng 21,44%; dây điện và dây cáp điện tăng 17,32%; hàng dệt may tăng 22,04%;
Đáng chú ý, hai mặt hàng có mức tăng trưởng mạnh là xi măng và bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, tăng lần lượt 100,69% và 130,35% so với cùng kỳ năm trước.
Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước: than đá giảm 0,07%; hàng rau quả giảm 19,47%; giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 15,79%; kim loại thường khác và sản phẩm giảm 54,47% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Công Thương đã định hướng xây dựng phát triển xuất khẩu sang Lào theo mô hình tăng trưởng bền vững, hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Lào tăng bình quân 14 - 15%/năm trong thời kỳ 2015 - 2020. Giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu ở mức dưới 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020.
Với nhóm hàng xuất khẩu nhiên liệu (xăng dầu), khoáng sản thô (chủ yếu là than đá), định hướng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Lào từ 25% năm 2013 xuống còn 20% vào năm 2020.
Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản - nhóm có lợi thế và năng lực cạnh tranh dài hạn nhưng giá trị gia tăng còn thấp, mục tiêu của các mặt hàng này là chiếm khoảng 15% tổng giá trị xuất khẩu sang Lào vào năm 2020. Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo là nhóm có tiềm năng phát triển, phấn đấu tăng tỷ trọng nhóm hàng này từ 47% năm 2013 lên 65% vào năm 2020.

Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục hải quan về xuất khẩu sang Lào quí I/2015

 
Mặt hàng Quí I/2014 Quí I/2015 +/- (%)
  Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng Trị giá
Tổng   119.447.709   148.764.595   +24,54
Sắt thép các loại 33.381 24.779.435 50.964 37.104.804 +52,67 +49,74
Xăng dầu các loại 31.422 31.713.197 30.274 18.119.152 -3,65 -42,87

Phương tiện vận tải và phụ tùng

  11.853.905   15.618.316   +31,76
Clanhke và xi măng 62.382 4.627.349 115.701 9.286.601 +85,47 +100,69

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

  5.613.296   7.674.723   +36,72
Sp từ sắt thép   4.487.951   4.919.638   +9,62
Sản phẩm từ chất dẻo   3.558.070   4.321.028   +21,44
Than đá 34.299 3.555.942 32169 3.553.312 -6,21 -0,07
Dây điện và dây cáp điện   2.214.114   2.597.523   +17,32
Hàng dệt may   1.871.353   2.283.722 , +22,04
Hàng rau quả   2.668.194   2.148.600   -19,47

Bánh kẹo và các sp từ ngũ cốc

  881.353   2.030.237   +130,35
Phân bón các loại 6.493 2.896.025 4.147 1.898.357 -36,13 -34,45
Sản phẩm gốm sứ   1.750.099   1.800.407   +2,87
Giấy và các sp từ giấy   901.483   759.153   -15,79

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

  533.590   458.603   -14,05

Kim loại thường khác và sản phẩm

  833.657   379.546   -54,47
 
 
Nguồn: Vinanet