Bạn đang ở đây

Chuẩn hóa nguyên liệu dược phẩm Việt

06/10/2014 11:48:51

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, thì trong 8 tháng 2014, nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm có thêm các thị trường Singapore và Thái Lan với kim ngạch đạt lần lượt 2,8 triệu USD và 5,8 triệu USD.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm 8 tháng 2014 – ĐVT: USD

Thị trường
KNNK 8T/2014
KNNK 8T/2013
% so sánh +/- kim ngạch
Tổng KN
235.382.853
193.253.425
21,80
Trung Quốc
134.439.300
98.034.407
37,13
Ấn Độ
38.658.402
33.262.764
16,22
Tây Ban Nha
9.182.672
8.269.414
11,04
Áo
8.835.232
12.415.086
-28,83
Italia
6.624.104
3.950.605
67,67
Đức
4.899.225
5.490.072
-10,76
Pháp
3.588.618
4.790.141
-25,08
Hàn Quốc
2.871.790
3.252.737
-11,71
Anh
2.628.465
2.241.156
17,28
Thụy Sỹ
2.216.880
3.424.314
-35,26

Không chủ động được nguồn nguyên liệu dược phẩm, phụ thuộc nhiều vào nước ngoài đã dẫn tới nhiều hệ lụy như khả năng cạnh tranh thấp, chất lượng sản phẩm không đảm bảo, và rủi ro từ những biến động thị trường khiến doanh nghiệp dược phải dừng sản xuất một khi nguồn nguyên liệu bị thao túng. Chưa kể, đây còn là sự lãng phí tài nguyên quốc gia khi Việt Nam được đánh giá là có khoảng 4.000 loài cây thuốc và một kho tàng các kinh nghiệm sử dụng cây thuốc.

Chuẩn hóa để khai thác hiệu quả nguồn dược liệu trong nước là một hướng đi đúng đắn giúp các doanh nghiệp dược giảm lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm dược, đặc biệt là phát triển các sản phẩm dược có lợi thế như đông dược.

Tiềm năng về dược liệu tại Việt Nam còn rất lớn nhờ hệ sinh thái phong phú và đa dạng. Khai thác thế mạnh đó, nhiều doanh nghiệp dược trong nước đã và đang phát triển vùng nguyên liệu riêng với quy mô lớn nhỏ khác nhau.

Như Nam Dược - một doanh nghiệp lớn của ngành dược Việt Nam phát triển vùng trồng Dây thìa canh chữa bệnh tiểu đường tại Hải Hậu - Nam Định; Độc Hoạt, Đương Quy tại Lào Cai; Sa nhân, Hy thiêm, Tam Thất, Khôi tía tại Hà Giang; Cà gai leo tại Hà Nội; Diệp hạ châu, Húng chanh tại Phú Yên, Bạch chỉ, Sinh địa, Cát cánh tại Nam Định; vùng nuôi rắn hổ mang tại Vĩnh Phúc…

Hiện nay, Nam Dược đã đáp ứng 70% dược liệu đầu vào là thuốc Nam do Nam Dược sản xuất đạt hàm lượng hoạt chất cao nhất.

Đối với nguồn dược liệu có nguồn gốc từ động vật như sữa ong chúa, cao rắn hổ mang, mỡ trăn…, các nhà khoa học Việt Nam thực hiện chuyển giao cho các công ty dược phẩm sau nghiên cứu.

Mới đây, các nhà khoa học của Viện công nghiệp thực phẩm Việt Nam đã thực hiện chuyển giao nguồn nguyên liệu chuẩn hóa từ dược liệu có nguồn gốc từ sữa ong chúa dưới dạng đông khô cho Nam Dược để ứng dụng sản xuất bộ sản phẩm viên uống - kem thoa Sắc Xuân giúp điều trị hiệu quả làn da nám dạm cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi bị tăng sắc tố da, nám sạm da và chăm sóc, làm đẹp da sau điều trị.

Việc chuẩn hóa nguồn nguyên liệu trong sản xuất dược phẩm không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, mà còn giúp doanh nghiệp Việt Nam tự tin khi đưa sản phẩm của mình ra thế giới.

Xuất khẩu dược phẩm ra thị trường quốc tế với nhiều doanh nghiệp dược sẽ còn là thách thức. Tuy nhiên, đây là tín hiệu đáng mừng cho việc nhiều doanh nghiệp dược phẩm đã tìm ra hướng đi đúng đắn cho mình. Và chắc chắn rằng, việc đầu tư chuẩn hóa nguồn nguyên liệu dược phẩm phải là nhiệm vụ sống còn và then chốt với mỗi doanh nghiệp dược phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh.

Theo Vinanet