Mặc dù vậy, nhờ sự quan tâm tập trung lãnh đạo chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, của Bộ Công Thương, sự phối hợp chặt chẽ từ các ngành, các địa phương, sự nỗ lực cố gắng của các doanh nghiệp...hoạt động của ngành Công thương vẫn duy trì được ổn định và tiếp tục tăng trưởng.
Sản xuất công nghiệp tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước (6,4%) tuy nhiên tốc độ tăng chậm lại. Những khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn là việc tiếp cận vốn vay, chi phí đầu vào tiếp tục tăng, nhất là chi phí vận chuyển, thị trường và giá cả tiêu thụ không ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 2010 tháng 06 ước đạt 631,801 tỷ đồng, tăng 6,61% so với tháng trước và tăng 13,33% so với tháng 06 năm 2013, luỹ kế ước đạt 3.339,426 tỷ đồng, bằng 47,7% so với kế hoạch năm, tăng 6,81% so với cùng kỳ năm 2013; Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế tháng 06 ước đạt 841,042 tỷ đồng, tăng 7,2% so với tháng trước và tăng 13,14% so với tháng 06 năm 2013, luỹ kế ước đạt 4.108,517 tỷ đồng, tăng 7,84% so với cùng kỳ năm 2013; Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 06 năm 2014 tăng 3,48% so với tháng 05 năm 2014 và tăng 10,15% so với tháng 06 năm 2013. Tính chung 06 tháng chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Ban quản lý dự án năng lượng nông thôn Yên Bái: Đã hoàn thành dự án REII gốc và đã bàn giao song cho công ty điện lực Yên Bái. Dự án mở rộng: Nghiệm thu đóng điện và bàn giao các gói thầu xây lắp cho Công ty Điện lực Yên Bái; Quyết toán A-B: hoàn thành hồ sơ 23/23 gói thầu; Kiểm toán độc lập: hoàn thành hồ sơ 22/23 gói thầu, kiểm tra xong 7/22 gói thầu.
Công tác khuyến công và tiết kiệm năng lượng: Khuyến công quốc gia: Tiếp tục triển khai công tác kiểm tra tình hình sản xuất của các cơ sở thụ hưởng năm 2013; Tập trung hướng dẫn, triển khai thực hiện 06 đề án đã đươc Bộ Công Thương phê duyệt với tổng kinh phí 2.060 triệu đồng, trong đó có kinh phí 1,2 tỷ đồng tổ chức hội chợ hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu của 28 tỉnh phía bắc tại Yên Bái. Nghiệm thu 2/6 đề án với tổng giá trị là 180 triệu đồng; Khuyến công địa phương: Tiếp tục triển khai công tác kiểm tra tình hình sản xuất của các cơ sở thụ hưởng năm 2013; Khảo sát, xây dựng một số đề án dự phòng cho kế hoạch năm 2014, chuẩn bị kế hoạch 2015; Ký Hợp đồng, hướng dẫn các cơ sở thụ hưởng triển khai thực hiện 22/22 đề án được phê duyệt với tổng kinh phí là 1.485 triệu đồng; hiện có 02 đề án xin dừng thực hiện (do cơ sở thay đổi kế hoạch sản xuất kinh doanh); nghiệm thu 20/22 đề án với tổng giá trị là 1.367 triệu đồng; Xây dựng 02 đề án thay thế đề án xin dừng thực hiện; Công tác tư vấn phát triển công nghiệp: Tiếp tục thực hiện 25 công trình với kinh phí là 1.891,629 triệu đồng (08 công trình chuyển tiếp với trị giá 1.426,184 triệu đồng, ký 17 hợp đồng mới năm 2014 với giá trị 465,444 triệu đồng), Hoàn thành 19 công trình với tổng kinh phí là 1.121,404 triệu đồng. Đã được Bộ Công Thương phê duyệt kinh phí 150 triệu đồng. Đang xây dựng nội dung để ký hợp đồng triển khai thực hiện; Đã được UBND tỉnh phê duyệt các đề án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả địa phương năm 2004 với kinh phí là 350 triệu đồng và đã xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai, cụ thể: Đã tổ chức 3 lớp tập huấn tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa lộ; Đã hợp đồng với Tạp trí Công Thương về tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2014; Nghiệm thu 18 hộ gia đình tại thị xã Nghĩa Lộ triển khai mô hình Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Xây dựng bổ sung đề án TKNL cho năm 2014 và kế hoạch năm 2015.
Kinh doanh thương mại tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2014 trên địa bàn tỉnh ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng chung toàn tỉnh tăng nhẹ, giá cả các mặt hàng không có biến động lớn. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu giảm so với tháng trước và so với cùng kỳ, cụ thể: Chỉ số giá tiêu dùng chung toàn tỉnh tháng 06/2014 tăng 0,09% so với tháng trước và tăng 3,88% so với cùng kỳ năm trước; Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tháng 06/2014 ước đạt 846,312 tỷ đồng, tăng 1,01% với tháng trước, luỹ kế ước đạt 4.967,933 tỷ đồng, bằng 48,23% so với kế hoạch, tăng 8,52% so với cùng kỳ; Kim ngạch xuất khẩu tháng 06/2014 ước đạt 3,979 triệu USD, giảm 28,47% so với tháng trước, luỹ kế ước đạt 26,508 triệu USD, bằng 54,1% kế hoạch, giảm 1,81% so với cùng kỳ; Kim ngạch nhập khẩu tháng 06/2014 ước đạt 0,776 triệu USD, giảm 53,28% so với tháng trước, luỹ kế ước đạt 6,852 triệu USD, tăng 30,95% so với với cùng kỳ năm 2013.
Công tác xúc tiến thương mại: phát hành 06 số bản tin công thương; phát hành 02 số truyền hình Công Thương (trung ương và địa phương); Duy trì hoạt động của sàn giao dịch điện tử; Tổ chức dược 8/15 hội chợ; Làm việc với doanh nghiệp thúc đẩy triển khai hoạt động xây dựng thương hiệu, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho một số sản phẩm nông sản chế biến.
Công tác quản lý thị trường: Đã chủ trì, phối hợp triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong kinh doanh, góp phần kiềm chế lạm phát và bình ổn giá, ổn định thị trường, bảo vệ lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng. Trong tháng 06 đã kiểm tra: 173 vụ, luỹ kế: 701 vụ; Số vụ xử lý: 125 vụ, luỹ kế: 598 vụ; Phạt hành chính: 201,375 triệu đồng, luỹ kế: 1.316,413 triệu đồng; Bán hàng tịch thu: 17,86 triệu đồng, luỹ kế: 290,887 triệu đồng; Trị giá hàng tiêu huỷ: 30,027 triệu đồng, luỹ kế: 461,307 triệu đồng; Tổng cộng giá trị thực hiện: 249,262 triệu đồng, luỹ kế: 2.069,6 triệu đồng; Trị giá hàng tồn kho (ước): 1.208,844 triệu đồng.
Mục tiêu, kế hoạch tháng 7 năm 2014: Giá trị SXCN (so sánh 2010) phấn đấu đạt từ 640 tỷ đồng trở lên; Xuất khẩu phấn đấu đạt trên 4 triệu USD trở lên; Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 850 tỷ đồng.
Để hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, kế hoạch tháng 7 năm 2014, cần có quyết tâm phấn đấu ngay từ những ngày đầu tháng và thực hiện một số giải pháp sau:
Chủ trì phối hợp với các ngành chức năng, với Ủy ban nhân dân các huyện thị thành phố tăng cường kiểm tra nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, kịp thời tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh các chính sách và biện pháp tháo gỡ khó khăn, động viên các doanh nghiệp phát triển sản xuất;
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại; hàng giả hàng kém chất lượng, tập trung kiểm tra trên các tuyến giao thông và địa bàn trọng điểm, kịp thời xử lý các vi phạm, ổn đinh thị trường bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng;
Tiếp tục triển khai công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu hàng hoá cho một số doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đẩy mạnh chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam;
Chủ động triển khai các nhiệm vụ khuyến công, tư vấn phát triển công nghiệp, hỗ trợ thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp xây dựng phương án phòng chống bão lũ trong mùa mưa. Ngoài ra còn chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở tăng cường công tác kiểm tra, năm bắt tình hình các mặt hàng thiết yếu phục vụ khi bão lũ sảy ra.
Nguồn: Phòng KHTH