Sản xuất công nghiệp tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước (5,92%) tuy nhiên tốc độ tăng chậm lại. Những khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn là việc tiếp cận vốn vay, chi phí đầu vào tiếp tục tăng, nhất là chi phí vận chuyển, thị trường và giá cả tiêu thụ không ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 2010 tháng 05 ước đạt 641,641 tỷ đồng, tăng 11,77% so với tháng trước và tăng 7,16% so với tháng 05 năm 2013, luỹ kế ước đạt 2.756,625 tỷ đồng, bằng 39,38% so với kế hoạch năm, tăng 7,31% so với cùng kỳ năm 2013; Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế tháng 05 ước đạt 866,25 tỷ đồng, tăng 12,87% so với tháng trước và tăng 6,51% so với tháng 05 năm 2013, luỹ kế ước đạt 3.671,082 tỷ đồng, tăng 9,09% so với cùng kỳ năm 2013.
Ban quản lý dự án năng lượng nông thôn Yên Bái đã tăng cường công tác chỉ đạo tiến độ thực hiện dự án. Đã hoàn thành dự án REII gốc đã bàn giao vận hành bàn giao đầy đủ hồ sơ cho công ty Điện lực Yên Bái. REII mở rộng: Nghiệm thu hoàn thành đóng điện công trình đưa vào sử dụng 27/29 xã; Quyết toán A-B công trình hoàn thành 22/23 gói thầu; Hoàn thành hồ sơ kiểm toán độc lập quyết toán A-B cho 22/23 gói thầu; hoàn thành kiểm kê giải phóng mặt bằng và phê duyệt kinh phí 29/29 xã với tổng kinh phí là 10,8 tỷ đồng (đã giải ngân 26/29 xã với tổng kinh phí là 9,9 tỷ đồng); Giải ngân vốn vay WB là 113,7 tỷ đồng và vốn đối ứng là 30,7 tỷ đồng. Hiện đang thực hiện quyết toán các gói thầu để hoàn thành giải ngân vốn vay WB trong tháng 6/2014.
Công tác khuyến công và tiết kiệm năng lượng: Khuyến công quốc gia: Tiếp tục triển khai công tác kiểm tra tình hình sản xuất của các cơ sở thụ hưởng năm 2013; Tập trung hướng dẫn, triển khai thực hiện 06 đề án đã đươc Bộ Công Thương phê duyệt với tổng kinh phí 2.060 triệu đồng, trong đó có kinh phí 1,2 tỷ đồng tổ chức hội chợ hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu của 28 tỉnh phía bắc tại Yên Bái; Khuyến công địa phương: Tiếp tục triển khai công tác kiểm tra tình hình sản xuất của các cơ sở thụ hưởng năm 2013; Khảo sát, xây dựng một số đề án dự phòng cho kế hoạch năm 2014, chuẩn bị kế hoạch 2015; Ký Hợp đồng, hướng dẫn các cơ sở thụ hưởng triển khai thực hiện 22/22 đề án được phê duyệt với tổng kinh phí là 1.485 triệu đồng; hiện có 01 đề án xin dừng thực hiện (do cơ sở thay đổi kế hoạch sản xuất kinh doanh); Công tác tư vấn phát triển công nghiệp: Tiếp tục thực hiện 17 công trình với kinh phí là 1.731,596 triệu đồng (08 công trình chuyển tiếp với trị giá 1.426,184 triệu đồng, ký 09 hợp đồng mới năm 2014 với giá trị 305,412 triệu đồng), Hoàn thành 12 công trình với tổng kinh phí là 1.025,017 triệu đồng; Đã được UBND tỉnh phê duyệt các đề án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả địa phương năm 2004 với kinh phí là 350 triệu đồng và đã xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai, cụ thể: Đã hợp đồng với Tạp trí Công Thương về tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2014; xây dựng văn bản hướng dẫn, ký hợp đồng với các hộ gia đình thực hiện triển khai mô hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Xây dựng bổ sung đề án tiết kiệm năng lượng cho năm 2014 với tổng kinh phí là 150 triệu đồng.
Kinh doanh thương mại tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2014 trên địa bàn tỉnh ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng chung toàn tỉnh tăng nhẹ, giá cả các mặt hàng không có biến động lớn. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: Chỉ số giá tiêu dùng chung toàn tỉnh tháng 05/2014 tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 3,88% so với cùng kỳ năm trước; Chỉ số giá vàng trong tháng 05/2014 giảm 1,37% so với tháng trước, bình quân so với cùng kỳ năm trước giảm 18%; Chỉ số giá đô la Mỹ trong tháng 05/2014 giảm 0,02% so với tháng trước, bình quân so với cùng kỳ năm trước tăng 0,91%; Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tháng 05/2014 ước đạt 824,93 tỷ đồng, tăng 1,44% với tháng trước, luỹ kế ước đạt 4.108,9 tỷ đồng, bằng 39,89% so với kế hoạch, tăng 7,98% so với cùng kỳ; Kim ngạch xuất khẩu tháng 05/2014 ước đạt 4,41 triệu USD, tăng 28,24% so với tháng trước, luỹ kế ước đạt 21,38 triệu USD, bằng 43,63% kế hoạch, giảm 5,37% so với cùng kỳ; Kim ngạch nhập khẩu tháng 05/2014 ước đạt 0,714 triệu USD, giảm 28,43% so với tháng trước, luỹ kế ước đạt 5,13 triệu USD, tăng 31,22% so với với cùng kỳ năm 2013.
Công tác xúc tiến thương mại: phát hành 05 số bản tin công thương; phát hành 01 số truyền hình Công Thương; Duy trì hoạt động của sàn giao dịch điện tử; Tổ chức dược 6/15 hội chợ; Làm việc với doanh nghiệp thúc đẩy triển khai hoạt động xây dựng thương hiệu, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho một số sản phẩm nông sản chế biến.
Công tác quản lý thị trường: Đã chủ trì, phối hợp triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong kinh doanh, góp phần kiềm chế lạm phát và bình ổn giá, ổn định thị trường, bảo vệ lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng. Trong tháng 05 đã kiểm tra: 161 vụ, luỹ kế: 528 vụ; Số vụ xử lý: 127 vụ, luỹ kế: 474 vụ; Phạt hành chính: 241,246 triệu đồng, luỹ kế: 1.115,038 triệu đồng; Bán hàng tịch thu: 4,3 triệu đồng, luỹ kế: 273,027 triệu đồng; Trị giá hàng tiêu huỷ: 65,966 triệu đồng, luỹ kế: 432,273 triệu đồng; Tổng cộng giá trị thực hiện: 311,246 triệu đồng, luỹ kế: 1.820,338 triệu đồng; Trị giá hàng tồn kho (ước): 1.175,379 triệu đồng.
Mục tiêu, kế hoạch tháng 6 năm 2014: Giá trị SXCN (so sánh 2010) phấn đấu đạt từ 600 tỷ đồng trở lên; Xuất khẩu phấn đấu đạt trên 4 triệu USD trở lên; Tổng mức lưu chuyển HH bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 870 tỷ đồng.
Để hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, kế hoạch tháng 5 năm 2014, cần có quyết tâm phấn đấu ngay từ những ngày đầu tháng và thực hiện một số giải pháp sau:
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả 6 giải pháp đã được đề ra, đẩy mạnh công tác đôn đốc, kiểm tra tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ được giao; tiếp tục thực hiện có hiệu quả trong kiểm tra kiểm soát khắc phục tồn tại trong khai thác chế biến khoáng sản, phát triển thủy điện và kinh doanh xăng dầu ga;
Chủ trì phối hợp với các ngành chức năng, với Ủy ban nhân dân các huyện thị thành phố tăng cường kiểm tra nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, kịp thời tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh các chính sách và biện pháp tháo gỡ khó khăn, động viên các doanh nghiệp phát triển sản xuất;
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại; hàng giả hàng kém chất lượng, tập trung kiểm tra trên các tuyến giao thông và địa bàn trọng điểm, kịp thời xử lý các vi phạm, ổn đinh thị trường bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng;
Tiếp tục triển khai công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu hàng hoá cho một số doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đẩy mạnh chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam;
Nguồn: Phòng KHTH