Theo báo cáo điều tra chi phí sinh hoạt toàn cầu của cơ quan thông tin kinh tế EIU (Economist Intelligence Unit), thuộc tạp chí The Economist, các thành phố như Paris, Oslo, Zurich và Sydney đều nằm trong top 5 trong khi “cựu vương” Tokyo rớt xuống vị trị thứ sáu do đồng yên mất giá.
Báo cáo của EIU được tiến hành dựa trên các đánh giá về giá cả, sản phẩm và dịch vụ của các mặt hàng như thức ăn, quần áo, chi phí thuê nhà và chi phí đi lại. Các chỉ số tại New York được lấy làm thước đo để đánh giá các thành phố khác.
EIU cho biết, chi phí đi lại ở Singapore hiện đắt hơn 3 lần so với ở NewYork, trong khi đó người tiêu dùng tại quốc gia Đông Nam Á cũng phải bỏ ra nhiều tiền nhất để mua sắm quần áo, vì giá của chúng đắt nhất so với các nơi khác trên thế giới. Đồngt thời, thuế tiêu thụ đặc biệt kèm với phí đăng ký một chiếc xe ô tô tại đây thậm chí còn đắt hơn gấp 2 lần giá trị thực của phương tiện giao thông này.
Theo một nghiên cứu của Trường Singapore Polytechnic, chi phí sinh hoạt đắt đỏ tại Singapore đang là nỗi lo lắng của giới trẻ nước này. Theo đó, trường này đã khảo sát hơn 800 người Singapore độ tuổi từ 15-35 và nhận thấy gần 100% cho biết bất ổn tài chính là một trong ba mối lo lớn nhất của họ. Hai vấn đề còn lại là quan hệ trong gia đình và sự cân bằng giữa cuộc sống – công việc. Hầu hết họ kỳ vọng Singapore sẽ bớt đắt đỏ hơn trong 5 năm tới.
Nguồn cung hạn chế đã khiến giá nhà tại quốc đảo này tăng tới 60% trong 5 năm qua. Một căn hộ hơn 90m2 có giá trung bình 784.000-940.000 USD. Trong khi đó, giá ôtô cũng "trên trời", do giá giấy phép lưu hành xe quá cao. Hồi đầu tháng, loại giấy phép hạn 10 năm được bán tại nước này đã lên tới gần 57.000 USD - theo website thông tin Onemotoring.com.
Giá nhà ở Singapore đã tăng với tốc chóng mặt trong những năm gần đây, mà nguyên nhân chủ yếu là số tầng lớp giàu có tăng nhanh và một làn sóng những người nước ngoài đến sinh sống và làm việc tại quốc đảo này - Công ty tư vấn nguồn nhân lực Towers Watson & Co nhận định./.
Theo Báo Tài chính