Trong những năm qua Trấn Yên đã có nhiều chủ trương, giải pháp khuyến khích nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng gắn với mục tiêu tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích canh tác, trong đó cây chè được xác định là cây kinh tế mũi nhọn. Với diện tích chè khá lớn đứng thứ 2 sau huyện Văn Chấn, cây chè đã góp phần đáng kể vào thu nhập của người lao động, giải quyết việc làm cho hàng ngàn hộ dân ở các xã trên địa bàn huyện.
Trên địa bàn huyện có 16 đơn vị, công ty, HTX, cơ sở tham gia sản xuất, chế biến kinh doanh chè (có công suất từ 01 tấn - 18 tấn chè búp tươi/ngày) trong ®ã: Loại hình doanh nghiệp có 06 đơn vị, HTX và hộ có đăng ký kinh doanh 10 cơ sở. Ngoài ra trên địa bàn huyện hiện có trên 450 cơ sở chế biến chè thủ công quy mô hộ gia đình (có công suất dưới 01 tấn chè búp tươi/ngày). Tổng công suất chế biến 355 tấn chè búp tươi/ngày. Sản lượng chè búp tươi năm 2012 đạt 15.000 tấn, chế biến được trên 3.300 tấn chè khô bán thành phẩm các loại, sản phẩm chủ yếu là chè đen chiếm 80%, chè xanh chiếm 20%. Tổng giá trị sản phẩm chè chế biến đạt trên 70 tỷ đồng. Việc đổi mới trang thiết bị chế biến chè đã được các cơ sở sản xuất quan tâm, từ đó chất lượng sản phẩm chè ngày một nâng cao, đồng thời đã khuyến khích các cơ sở chế biến đăng ký xây dựng thương hiệu chè, đến nay trên địa bàn huyện đã có 2 cơ sở đăng ký xây dựng thương hiệu chè Bát Tiên Trấn Yên đó là: Cơ sở HTX 6/12 xã Đào Thịnh và Công ty TNHH Thảo Nhung xã Bảo Hưng, sản phẩm chè Bát Tiên bước đầu đã được thị trường chấp nhận.
Trong những năm trước đây xuất hiện t×nh tr¹ng chÕ biÕn lo¹i “chÌ bÈn”, thường được gọi là chè tầm. Do nhËn thøc cßn h¹n chÕ cña mét sè hộ gia đình v× lîi Ých tríc m¾t nªn t¹i mét sè hé gia ®×nh vẫn còn chế biến loại chè như đã nêu trên.
Với mô hình sản xuất chế biến tự phát của các hộ dân, trang thiết bị chế biến gồm máy sào chè cối vò có gắn động cơ (loại công xuất nhỏ, mỗi mẻ sào từ 10 – 20 kg chè tươi) lắp đặt từ một hoặc hai máy sào, cối vò tuỳ theo diện tích rộng hẹp.
Tại công đoạn vò chè có cho thêm phụ gia như: (Bột sắn, bột ngô sống hoặc nấu chín) với tỷ lệ 1 kg bột khô/ 100kg búp chè tươi. Mục đích cho thêm bột để có độ dính làm chè săn hơn, hình thức đẹp hơn, đồng thời cọng và lá già đều tận dụng được, ít bồm, cám, thời gian chế biến nhanh sản phẩm được giá dễ bán, loại chè này tiêu thụ chủ yếu bán cho các thương lái đến thu mua gom để xuất sang Trung Quốc. Do nhu cầu tiêu thụ nên việc chế biến loại chè này diễn ra công khai từ 1 - 2 năm trước đây. Các hộ dân chưa được qua một lớp đào tạo, tập huấn, hướng dẫn cơ bản nào về kỹ thuật, quy trình các điều kiện đẩm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến chè, cùng với sự nhận thức thiếu hiểu biết về pháp luật và các quy định của nhà nước còn hạn chế. Nên tại các điểm sao sấy thủ công có rất nhiều các vi phạm trong quá trình sản xuất, chế biến chè như: Nơi chế biến ngay cạnh chỗ nuôi nhốt gia xúc, gia cầm, nhà vệ sinh, cống rãnh nước thải, chè phơi ở khắp mọi nơi trực tiếp dưới đất, sân, gần đường giao thông có nhiều bụi bẩn, để gia súc, gia cầm đi lại; Sử dụng các loại phụ gia (bột sắn, ngô,...) để cho vào chế biến chè. Dẫn đến sản phẩm chè kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Qua kết quả xét nghiệm mẫu chè xanh khô thành phẩm cho thấy các chỉ tiêu vi sinh đều vượt mức cho phép rất nhiều lần. Toàn bộ các điểm sao sấy chè thủ công này đều không có đăng ký kinh doanh, mua bán không có hoá đơn chứng từ. Là nơi phát sinh nguồn sản phẩm chè không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Xuất phát từ những tình hình trên năm 2012 đội QLTT số 3 đã tham mưu cho chính quyền địa phương và Chi cục QLTT thành lập đoàn kiểm tra liên ngành với vai trò nồng cốt là lực lượng QLTT.
Với sự quyết tâm vào cuộc của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái cùng với chính quyền địa phương, đã chỉ đạo đội Quản lý thị trường số 3 tiến hành kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm.
Năm 2012 Đội QLTT số 3 đã kiểm tra 13 cơ sở trong đó: 02 doanh nghiệp; 05 hộ kinh doanh, 06 điểm sao sấy chè thủ công. Xử lý 04 cơ sở chế biến vi phạm. Phạt hành chính: 27.550.000đ. Buộc tiêu huỷ: 484 Kg chè búp khô không đảm bảo VSATTP.
Điển hình:
Ngày 15/5/2012 Đội QLTT số 3 đã tiến hành kiểm tra 02 cơ sở sản xuất và chế biến chè của DN chế biến chè Xuân Anh và cơ sở chế biến chè của ông Nguyễn Anh Tuấn địa chỉ thôn Yên Ninh, Xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Qua kiểm tra phát hiện hai cơ sở trên sản xuất, chế biến chè không đảm bảo VSATTP. Đội đã tiến hành lập biên bản trình Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh ra Quyết định xử phạt hành chính với số tiền là 22.750.000đ; tịch thu toàn bộ chè không đảm bảo VSATTP trị giá 16.940.000 để tiêu huỷ.
Kể từ sau đợt kiểm tra cao điểm tháng 5/2012 đến hết niên vụ 2012, tình trạng sản xuất, kinh doanh, chế biến chè trên địa bàn huyện Trấn Yên đã được chấn chỉnh và đi vào nề nếp. Ý thức về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, chế biến chè đã có chuyển biến tích cực. Tình trạng độn, trộn các chất phụ gia để chế biến chè đã không còn.
Để duy trì công tác quản lý VSATTP trong sản xuất chế biến kinh doanh chè đi vào nề nếp, vừa đảm bảo được năng suất, chất lượng, hiệu quả, cũng là để nâng cao uy tín đảm bảo sự phát triển bền vững đối với ngành chè của địa phương. Năm 2013, Huyện Trấn Yên tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật, phổ biến tác hại của việc sản xuất chế biến chè không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chỉ đạo Đội Quản lý thị trường số 3 với chức năng nhiệm vụ của mình, chủ động nắm bắt tình hình hoạt động của các cơ sở chế biến chè, làm tốt công tác tham mưu với UBND huyện, Chi cục QLTT, để xây dựng kế hoạch phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức triển khai, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm. Không để tình trạng sản xuất, chế biến, kinh doanh chè không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn tái diễn trên địa bàn.
Nguồn: Chi Cục QLTT