Có được kết quả đó là sự cố gắng nỗ lực lớn của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các sản phẩm xuất khẩu có kim ngạch khá là: Đá CaCo3 (hạt + bột): 128.175 tấn, bằng 53,2% kế hoạch, tăng 7,7%; Đá xẻ Caco3: 76.296,9 m2, bằng 112,2% kế hoạch, tăng 189,7%; Sản phẩm sứ điện: 171,56 tấn, bằng 59,2% kế hoạch, tăng 25,7%; Ván ép, ván ghép thanh, gỗ xẻ thanh: 10.629,4 m3, bằng 177,2% kế hoạch, tăng 220,3%; Giấy vàng mã: 5.440 tấn, bằng 64,0% kế hoạch, tăng 18,3%; Đũa gỗ: 53,57 triệu đôi, bằng 81,2% kế hoạch, tăng 25,0%; Tinh bột sắn: 10.587 tấn, bằng 72,0% kế hoạch, tăng 47,0%. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ là mặt hàng đá Block và chè chế biến.
Những doanh nghiệp của tỉnh có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ là: Công ty TNHH đá Cẩm thạch RK Việt Nam xuất khẩu đá xẻ và đá tấm đạt kim ngạch 5.407,4 nghìn USD; bằng 90,1% kế hoạch, tăng 132,6%; Công ty liên doanh cacbonnat YBB xuất khẩu đá hạt các loại ước đạt kim ngạch 3.628,3 nghìn USD, bằng 51,8% kế hoạch, tăng 11,3%; Công ty CP lâm nông sản thực phẩm Yên Bái xuất khẩu giấy vàng mã và tinh bột sắn ước đạt kim ngạch 3.164 nghìn USD, bằng 65,9% kế hoạch, tăng 16,7%; Công ty CP Mông Sơn xuất khẩu đá bột các loại ước đạt kim ngạch 2.830,1 nghìn USD, bằng 47,2% kế hoạch, tăng 5,1%; Côngty TNHH thương mại đầu tư Yên Bình xuất khẩu tinh bột sắn ước đạt kim ngạch 2.236,4 nghìn USD, bằng 74,5% kế hoạch, tăng 106,6%; Côngty TNHH thương mại sản xuất XNK Đạt Thành xuất khẩu tinh dầu quế ước đạt kim ngạch 721 nghìn USD, bằng 60,1% kế hoạch, tăng 2,7%; Công ty CP kinh doanh chế biến lâm sản xuất khẩu Yên Bái xuất khẩu đũa gỗ và gỗ gép thanh ước đạt kim ngạch 658,1 nghìn USD, bằng 69,3% kế hoạch, tăng 54,1%.
Thị trường xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp tỉnh Yên Bái chủ yếu là Châu Á chiếm tới hơn 95% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng 16,8%, với các mặt hàng đá Caco3, đũa gỗ, ván ghép thanh; thị trường Trung Quốc là 23,9%, gồm các mặt hàng tinh bột sắn, chè, tinh dầu quế; thị trường Đài Loan là 11,3%, xuất khẩu các mặt hàng giấy vàng mã, chè, đũa gỗ; thị trường Ấn Độ là 24,1%, xuất khẩu các mặt hàng đá block, đá Caco3,quế vỏ; thị trường LB Nga là 2,4% xuất khẩu chè; Thị trường Mỹ chiếm 1,5%, chủ yếu là hàng may mặc. Còn lại là thị trường các nước Châu Á khác (Hàn Quốc, Bangladesh, Thái Lan) chiếm khoảng 10% xuất khẩu các mặt hàng đá CaCO3, quế, sứ điện, ván gỗ ép;.. Qua thống kê thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Yên Bái cho thấy cơ cấu thị trường là phù hợp với thực tiễn năng lực tổ chức xuất khẩu của các doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm của địa phương vì thị trường châu Á được đánh giá tương đối "dễ tính" so với thị trường Châu Âu và Châu Mỹ.
Để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu cần thực hiện tốt một số giải pháp:
Về phía Nhà nước:
- Tiếp tục khuyến khích và giới thiệu để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong tỉnh tham gia khai báo hải quan tại Chi cục Hải quan Yên Bái, nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian và đẩy nhanh quá trình xuất khẩu hàng cho các doanh nghiệp.
- Tiếp tục triển khai nội dung Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách về gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, giảm tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, hạ mặt bằng lãi suất huy động và cho vay...
- Vì phần lớn các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh Yên Bái được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ ... nên việc đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, xây dựng quy chế hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp khi tham gia thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, trong đó ưu tiên cho các hoạt động xúc tiến xuất khẩu là cần thiết nhằm mở rộng tìm kiếm thêm các đối tác, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh rủi ro cho các doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu.
- Khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu tỉnh Yên Bái quan tâm tìm hiểu và đăng ký tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử alibaba.osbholding.com (Việt Nam) để quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, tìm kiếm đối tác và phát triển thị trường mới. Vì đây là sàn giao dịch thương mại điện tử theo mô hình B2B hiệu quả nhất trên thế giới hiện nay và các khách hàng khi tham gia là thành viên của sàn giao dịch này sẽ được hỗ trợ miễn phí các chương trình tư vấn xuất khẩu.
- Tiếp tục tuyền truyền, hướng dẫn để doanh nghiệp nâng cao nhận thức về ứng dụng thương mại điện tử và khai báo Hải quan điện tử, khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử, để tiết kiệm chi phí kinh doanh tăng hiệu quả cho doanh nghiệp.
- Thường xuyên phối hợp với Cục xúc tiến thương mại, VCCI để giới thiệu và định hướng cho các doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình XTTM trọng điểm theo lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Về phía doanh nghiệp:
- Trong thời điểm kinh tế Việt Nam và thế giới còn nhiều khó khăn, hoạt động nhập khẩu quốc tế giảm thì việc các doanh nghiệp chủ động duy trì kinh doanh với đối tác truyền thống là cần thiết.
- Tiếp tục đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã và đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng, tạo sản phẩm có chất lượng quốc tế, hướng mạnh vào xuất khẩu; Tăng cường chế biến sâu tạo ra giá trị gia tăng cao, hạn chế và tiến tới chấm dứt việc xuất khẩu sản phẩm thô và thực hiện nghiêm chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ Tướng Chính phủ.
- Xây dựng nhà máy, quy trình sản xuất, chế biến sản phẩm gắn với bảo vệ môi trường.
- Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, hình ảnh doanh nghiệp, phát huy lợi thế của doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm có thế mạnh và gắn với chỉ dẫn địa lý như Bột đá CaCO3, quế Văn Yên, chè Shan Suối Giàng ...
- Các doanh nghiệp xuất khẩu phải chủ động, tích cực hơn nữa trong việc tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm Quốc gia, nhằm đẩy mạnh việc quảng bá giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Chủ động đào tạo, đào tạo lại đội ngũ làm công tác thị trường tại doanh nghiệp trong các lĩnh vực thương mại điện tử, nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, kỹ năng đàm phán với đối tác, ngoại ngữ ....
Nguồn: Phòng QLTM