Nhìn vào các nhóm hàng, so với cùng kỳ, nhóm nông, lâm, thuỷ sản ước đạt hơn 6,45 tỷ USD, giảm 1,3% và chiếm tỷ trọng 19,3% trong tổng kim ngạch XK. Một số mặt hàng giảm như: cà phê giảm 7,8%; gạo giảm 27,8%; cao su giảm: 8,3%. Bên cạnh đó, một số mặt hàng có kim ngạch tăng như: thuỷ sản tăng 13,3%, rau quả tăng 0,4%, nhân điều tăng 26,4%, chè các loại tăng 20,6%, hạt tiêu tăng 56%, sắn và các sản phẩm từ sắn tăng 13,1%
Nhóm nhiên liệu, khoáng sản ước đạt gần 3,58 tỷ USD, giảm 1,2% và chiếm tỷ trọng 10,7%, trong đó: than đá giảm 12,2%, dầu thô giảm 3,1%, quặng và khoáng sản khác giảm 4,5%, riêng xăng dầu các loại tăng 13,2%.
Nhóm công nghiệp chế biến ước đạt hơn 20,55 tỷ USD, tăng 36,9% và chiếm tỷ trọng 61,5%, trong đó: hóa chất tăng 64,0%; chất dẻo nguyên liệu tăng 63,6%, sản phẩm chất dẻo tăng 24,3%, sản phẩm từ cao su tăng 35,8%, túi sách, vali, mũ, ô dù tăng 18,2%, gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 20,5%, hàng dệt và may mặc tăng 14,7%, giày dép các loại tăng 9,3%, gốm, sứ tăng 16,7%, thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh tăng 38,9%, sản phẩm từ sắt thép tăng 46,6%, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 98,6%, điện thoại các loại và linh kiện tăng 154,0%, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 58,2%, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 95,2%.v.v... Một số mặt hàng giảm như: sản phẩm hóa chất giảm 36,5%, xơ, sợi dệt các loại giảm 9,9%, sắt thép các loại giảm 16,4%, kim loại thường khác và sản phẩm giảm 8,8%, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện giảm 4,4%, dây điện và cáp điện giảm 38,6%.v.v...
Nhóm hàng hóa khác ước đạt hơn 2,82 tỷ USD, tăng 28,4% và chiếm tỷ trọng 8,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Phân tích diễn biến trên theo góc độ giá, so với cùng kỳ, giá bình quân một số mặt hàng xuất khẩu tăng như: giá hạt tiêu tăng 32,3%, gạo tăng 0,4%, dầu thô tăng 13,7%, xăng dầu các loại tăng 14,2%, quặng và khoáng sản khác tăng 156,4%, chất dẻo nguyên liệu tăng 7,2%.v.v... Một số mặt hàng giá giảm như: nhân điều giảm 5,0%, sắn và sản phẩm từ sắn giảm 13,6%, cao su giảm 31%, than đá giảm 7,2%, xơ, sợi dệt các loại giảm 23,6%, sắt thép các loại giảm 4,0%.v.v...Giá cả hầu hết mặt hàng nông sản XK giảm so với cùng kỳ năm 2011.
Theo góc độ số lượng, một số mặt hàng có lượng tăng như: nhân điều tăng 33,0%, chè các loại tăng 22,2%, hạt tiêu tăng 18,0%, sắn và các sản phẩm từ sắn tăng 30,9%, cao su tăng 33,0%, chất dẻo nguyên liệu tăng 52,7%, xơ, sợi dệt các loại tăng 17,9%.v.v... Bên cạnh đó, một số mặt hàng có lượng giảm như: cà phê giảm 7,0%, gạo giảm 28,1%, than đá giảm 5,5%, dầu thô giảm 14,7%, xăng dầu các loại giảm 73,2%, sắt thép các loại giảm 13,0%.v.v... Lượng gạo và cà phê XK cũng giảm.
Từ góc độ thị trường, XK vào thị trường Mỹ tăng 17,5% và chiếm tỷ trọng gần 17,0%; vào EU tăng 20,2% và chiếm tỷ trọng 17,1%; vào ASEAN tăng 16,7% và chiếm tỷ trọng 14,7%; vào Nhật Bản tăng 51,3% và chiếm tỷ trọng 12,7%; vào Trung Quốc tăng 24,6% và chiếm tỷ trọng 11,3%.
Tựu chung, XK 4 tháng qua đạt tốc độ tăng trưởng cao chủ yếu do hai yếu tố. Một là do sự đóng góp của khối FDI, tăng hơn 5,6 tỷ USD/ 6 tỷ USD tăng của cả nước. Hai là do nhóm hàng công nghiệp chế biến. Các mặt hàng lớn như hàng dệt và may mặc, giày dép các loại, gỗ và sản phẩm gỗ đạt tốc độ tăng trưởng từ 9%-20%; đặc biệt mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện tăng 154,0%, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 98,6%.
Nhập khẩu tăng chậm
Tháng 4, kim ngạch nhập khẩu (NK) đạt 9,0 tỷ USD, giảm 0,6% so với tháng 3 và tăng 0,1% so với tháng 4/2011, trong đó: kim ngạch của khôi FDI đạt 4,65 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng 3 và tăng 21,0% so với tháng 4/2011.
Tính chung 4 tháng, kim ngạch NK đạt gần 33,5 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ, trong đó: kim ngạch khối các doanh nghiệp 100% vốn trong nước (DN TN ) NK 16,1 tỷ USD, giảm 11,9% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 48,0%; khối FDI là 17,4 tỷ USD, tăng 25,9% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 52,0% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Nhìn vào các nhóm hàng, so với cùng kỳ, kim ngạch của nhóm hàng cần NK ước đạt gần 28,41 tỷ USD, tăng 4,1% và chiếm tỷ trọng 84,6%; kim ngạch của nhóm hàng cần kiểm soát đạt hơn 1,44 tỷ USD, giảm 17,3% và chiếm tỷ trọng 4,3%; kim ngạch của nhóm hàng cần hạn chế ước đạt hơn 1,72 tỷ USD, giảm 13,1% và chiếm tỷ trọng 5,1%; nhóm hàng hóa khác ước đạt 2,0 tỷ USD, tăng 72,4%, chiếm tỷ trọng gần 6,0% trong tổng kim ngạch NK.
So với cùng kỳ 2011, lúa mỳ tăng 28,6% về lượng và tăng 14,4% về kim ngạch, dầu thô tăng 28,3% về lượng và tăng 51,5% về kim ngạch, xăng dầu các loại giảm 33,6% về lượng và giảm 21,9% về kim ngạch, khí đốt hóa lỏng giảm 51,0% về lượng và giảm 44,6% về kim ngạch, phân bón giảm 35,1% về lượng và giảm 24,3% về kim ngạch, chất dẻo nguyên liệu tăng 3,0% về lượng nhưng giảm 1,5% về kim ngạch, cao su các loại tăng 7,5% về lượng và tăng 9,0% về kim ngạch, thép các loại tăng 5,8% về lượng và tăng 2,9% về kim ngạch, giấy các loại tăng 7,4% về lượng và tăng 7,1% về kim ngạch; riêng vải các loại giảm 6,8%, nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 2,8%; máy tính, điện tử và linh kiện tăng 98,7%, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 15,2%, điện thoại các loại và linh kiện (trừ điện thoại di động) giảm 0,8%, phương tiện vận tải khác và phụ tùng tăng 164,9%.v.v...
Gía cả thị trường thế giới đã tác động đến NK. So với cùng kỳ, giá nhập khẩu dầu thô tăng 18,1%, xăng dầu các loại tăng 17,6%, khí đốt hóa lỏng tăng 13,1%, phân bón tăng 16,6%, cao su các loại tăng 1,5%, dây điện và dây cáp điện tăng 17,8%.v.v... Trong khi đó, giá lúa mỳ giảm 11,0%, chất dẻo nguyên liệu giảm 4,4%, bông giảm 28,4%, sợi các loại giảm 14,9%, thép các loại giảm 2,8%, kim loại thường giảm 4,7%.v.v...
Về cấu thành thị trường, 4 tháng đầu năm 2012, NK từ Châu Á chiếm hơn 80,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Các thị trường chủ yếu là Trung Quốc, tăng 11,1%, chiếm tỷ trọng gần 23,5%, ASEAN giảm 1,2%, tỷ trọng gần 19,7%, Hàn Quốc tăng 13,4%, chiếm tỷ trọng gần 13,4%, Nhật Bản tăng 11,0%, chiếm tỷ trọng 10,4%; Châu Âu tăng 5,1% và chiếm tỷ trọng 8,7%, trong đó EU tăng 13,3%, chiếm tỷ trọng gần 7,2%; Châu Mỹ tăng 10,4% và chiếm tỷ trọng gần 6,8%; Châu Phi chiếm tỷ trọng gần 0,2%; Châu Đại Dương chiếm tỷ trọng gần 2,1% và thị trường khác chiếm tỷ trọng 1,7%.
Tốc độ tăng NK của khối FDI cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu chung của cả nước (tăng 25,9%), tương ứng với kim ngạch tăng gần 3,6 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2011, trong khi NK của cả nước tăng khoảng 1,4 tỷ USD. Nguyên nhân do các mặt hàng chủ lực của khu vực này chủ yếu là gia công, lắp ráp, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu NK. Trong khi đó NK của khối DN TN giảm 11,9%, chủ yếu do NK nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất giảm. Điều này cho thấy nền kinh tế nói chung và các DN nói riêng đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.
Cán cân tích cực
4 tháng qua, tốc độ tăng XK cao hơn nhiều so với tốc độ tăng NK, nên nhập siêu (NS) tiếp tục có dấu hiệu tích cực. NS 4 tháng đầu năm chỉ có 176 triệu USD, bằng 0,5% kim ngạch XK. NS chủ yếu từ Trung Quốc khoảng 4 tỷ USD, ASEAN khoảng 1,7 tỷ USD, Hàn Quốc hơn 2,8 tỷ USD, Đài Loan gần 2,2 tỷ USD. Tuy nhiên, khối FDI lại xuất siêu 844 triệu USD.
Giải pháp
Tập trung tháo gỡ khó khăn cho các DN nhằm đảm bảo ổn định và phát triển sản xuất, đặc biệt các ngành công nghiệp chế biến và các ngành công nghiệp phục vụ XK.
Đẩy mạnh XK, mở rộng thị trường, khai thác tốt thị trường hiện có và thị trường tiềm năng; theo dõi sát biến động thị trường thế giới cũng như trong nước để có các biện pháp hỗ trợ kịp thời, tháo gỡ khó khăn cho DN.
Triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia nhằm tìm kiếm, mở rộng, khai thông thị trường đối với các mặt hàng nông sản, thuỷ sản và các mặt hàng công nghiệp chế biến.
Tiếp tục thực hiện các chính sách hạn chế NK mặt hàng không thiết yếu, hàng tiêu dùng không khuyến khích NK, góp phần kiềm chế NS.
Theo vietrade.gov.vn