Một số sản phẩm có mức tăng trưởng cao: Sản phẩm đá Caco3 (hạt + bột): 62.138 tấn, tăng 19,8%; Đá xẻ Caco3: 17.535,3 m2, tăng 127,9%; Đá Caco3 (block): 1.727,1 m3, tăng 114,1%; Sản phẩm sứ điện: 91,8 tấn, tăng 69,2%; Ván ép + ván ghép thanh + gỗ xẻ thanh: 3.422 m3, tăng 191,2%; Giấy vàng mã: 2.160 tấn, tăng 24,1%.
Song song với các sản phẩm này là các doanh nghiệp có mức tăng trưởng cao: Công ty liên doanh cacbonnat YBB xuất khẩu đá hạt các loại ước đạt kim ngạch 1.740,8 ngàn USD, tăng 24,2%;Công ty TNHH đá Cẩm thạnh RK Việt Nam xuất khẩu đá xẻ và đá Block đạt kim ngạch 2.762,1 ngàn USD, 271,6%;tăng; Côngty TNHH xây dựng tổng hợp Phúc Lộc xuất khẩu ván gỗ ép và gỗ xẻ thanh ước đạt kim ngạch 131 ngàn USD, tăng 23,2%; Công ty CP kinh doanh chế biến lâm sản xuất khẩu đũa gỗ và gỗ gép thanh ước đạt kim ngạch 245 ngàn USD, tăng 13,8%; Côngty TNHH thương mại sản xuất XNK Đạt Thành xuất khẩu tinh dầu Quế ước đạt kim ngạch 285 ngàn USD, bằng 23,8% kế hoạch, tăng 25,0%;
Bên cạnh đó, vẫn một số sản phẩm xuất khẩu giảm, như: Chè các loại giảm 32,0%; Tinh bột sắn giảm 44,9%; Tinh dầu quế giảm 18,7%; Sản phẩm may mặc giảm 48,2%;
Nguyên nhân một phầm do chưa đến thời vụ (chè, sắn), mặt khác các doanh nghiệp Yên Bái vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn do việc tăng giá đầu vào (như điện, than, xăng dầu, vận tải…), lãi suất tín dụng vay vốn tăng cao, làm chi phí sản xuất tăng;
* Về thị trường xuất khẩu:
Thị trường xuất khẩu hàng hoá của Yên Bái chủ yếu là Châu Á Trong đó, thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng 18,5%, với các mặt hàng đá Caco3, đũa gỗ, ván ghép thanh; thị trường Trung Quốc là 31,2%, gồm các mặt hàng tinh bột sắn, chè, tinh dầu quế; thị trường Đài Loan là 13,4%, xuất khẩu các mặt hàng giấy vàng mã, chè, đũa gỗ; thị trường Ấn Độ là 22,6%, xuất khẩu các mặt hàng đá block, đá Caco3,quế vỏ; thị trường các nước Châu Á khác là 8,0% xuất khẩu các mặt hàng đá Caco3, quế, sứ điện, ván gỗ ép; thị trường LB Nga là 5,1% xuất khẩu chè; Thị trường Mỹ chiếm 1,2%, chủ yếu là hàng may mặc... Cơ cấu thị trường trong giai đoạn vừa qua là phù hợp với thực tiễn năng lực tổ chức xuất khẩu của các doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm của địa phương vì thị trường châu á được đánh giá tương đối "dễ tính" hơn so với thị trường Châu Âu và Châu Mỹ.
* Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
- Tiếp tục triển khai các giải pháp của Chính Phủ về tín dụng, tiền tệ, hoàn thiện cơ chế chính sách, đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực cấp phép đầu tư, cấp và thu hồi đất, cho thuê đất. Giải pháp này phải được xem là quan trọng nhất trong các giải pháp, nhằm tạo thuận lợi thu hút đầu tư, trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng, các dự án trong cụm, khu công nghiệp.
- Tập trung hỗ trợ vốn cho xuất khẩu, cùng với gia tăng các chính sách tín dụng tiền tệ của Trung ương và của Tỉnh: Các ngân hàng Công thương, ngân hàng Đầu tư và Phát triển có chính sách ưu tiên vốn, hỗ trợ xuất khẩu, nhất là những ngành hàng có khối lượng lớn, chất lượng cao, thị trường mới. Ngân hàng Phát triển có thể tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ doanh nghiệp xuất khẩu về kiến thức nghiệp vụ tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi này.
- Tiếp tục đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã và đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng, tạo sản phẩm có chất lượng quốc tế, hướng mạnh vào xuất khẩu;
Tăng cường chế biến tinh tạo ra giá trị gia tăng cao, hạn chế và tiến tới chấm dứt việc xuất khẩu sản phẩm thô,nhằm phù hợp với Chính sách của Nhà nước về việc không xuất khẩu khoáng sản thô theo chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ Tướng Chính phủ.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm đi đôi với chú trọng xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm (chè, quế, sứ Yên Bái, bột Caco3 xuất khẩu). Sản xuất chế biến đến sản phẩm cuối cùng để xuất khẩu.
- Xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa doanh nghiệp sản xuất chế biến xuất khẩu với khu vực cung cấp nguyên liệu; Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các dự án từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến và xuất khẩu; Ký kết hợp đồng tiêu thụ theo tinh thần quyết định số 80 của Thủ Tướng Chính phủ.
- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, xây dựng quy chế hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp khi tham gia thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, trong đó ưu tiên cho các hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Bên cạnh đó các doanh nghiệp xuất khẩu phải chủ động, tích cực hơn nữa trong việc tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm Quốc gia, nhằm đẩy mạnh việc quảng bá giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Nâng cao nhận thức về ứng dụng thương mại điện tử và khai báo Hải quan điện tử, khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử, để tiết kiệm chi phí kinh doanh tăng hiệu quả cho doanh nghiệp. Tiếp tục các nhiệm vụ thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng TMĐT bám sát vào các mục tiêu kế hoạch phát triển thương mại điện tử địa phương giai đoạn 2011 – 2015 (đã được xây dựng theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, được UBND tỉnh phê duyệt), kế hoạch sẽ tập chung vào các nhiệm vụ như: Tuyên truyền phổ biến kiến thức; hỗ trợ DN xây dựng và nâng cấp Website, hỗ trợ DN tham gia cổng TMĐT Quốc gia và của tỉnh; hỗ trợ DN có giải pháp mới về ứng dụng TMĐT; Xây dựng, nâng cấp Cổng giao dịch thương mại điện tử địa phương thành Sàn giao dịch Thương mại điện tử… Tăng cường nâng cao hệ thống dịch vụ công phục vụ doanh nghiệp tiếp cận và triển khai các chương trình được nhanh chóng. Đề nghị các DN quan tâm, thương xuyên truy cập các địa chỉ: www.sctyenbai.gov.vn, hoặc www.sctyenbai.com, để được tư vấn, hỗ trợ đăng tải thông tin giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm trên mạng internet; hoặc tìm hiểu thông tin liên quan.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong tất cả các lĩnh vực: chấp thuận đầu tư, báo cáo đánh giá tác động môi trường, đền bù giải phóng mặt bằng, giao quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ đầu tư sớm đưa các dự án vào sản xuất.
Nguồn: Phòng QLTM