Bạn đang ở đây

Nỗ lực vượt qua thách thức

12/09/2011 09:47:22
Tập đoàn đang tích cực thực hiện cơ cấu lại ngành để giải quyết tình trạng mất cân đối về nguyên liệu, như mở rộng vùng trồng bông, sản xuất các loại vải thay thế hàng nhập khẩu. Riêng đất cho trồng bông rất khó khăn, Tập đoàn mới chỉ thu xếp được hơn 1.000ha, nhiều dự án giao cho các địa phương trồng bông vẫn chưa được thực hiện. Các DN thuộc Tập đoàn đã tăng thêm 25% tổng quỹ lương để trợ cấp cho người lao động trong lúc lạm phát tăng cao.
 
Theo Tập đoàn Hóa chất, lợi nhuận của Tập đoàn năm 2011 chỉ bằng năm 2010 là 2.800 tỷ đồng, do Tập đoàn đã tăng lương cho người lao động đến 15%. Ngoài ra, trong thời gian qua, việc Tập đoàn Than - Khoáng sản (TKV) tăng giá than 15% đã làm ảnh hưởng tới giá thành của phân bón. Tập đoàn đề nghị, khi lấy giá than xuất khẩu làm tham chiếu cho giá than nội địa thì đối tượng bị ảnh hưởng là các tập đoàn nhỏ và nông dân. Vì vậy, khi TKV tăng giá cần phải có lộ trình thích hợp và cụ thể.
 
Theo Bộ Công thương, thời gian qua xuất khẩu tăng mạnh cả về lượng và giá. Hiện nay, nếu tính về lượng thì xuất khẩu tăng 13%. So với chỉ tiêu Quốc hội đề ra (10%) tuy có cao hơn một chút nhưng điều này là phù hợp. 4 tháng còn lại, thị trường xuất khẩu sẽ khó khăn, nhất là trong tình hình suy thoái kinh tế chưa phục hồi, nợ công tăng. Dự báo xuất khẩu của Việt Nam năm nay có thể tăng 24-25%. Trong xuất khẩu có điểm tích cực là nhập siêu có xu hướng giảm, các giải pháp kiềm chế nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ có chuyển biến tích cực. Ngoại trừ yếu tố xuất khẩu vàng và kim loại quý thì nhập siêu sẽ khoảng 12%. Tuy nhiên, cần lưu ý mặt hàng ô tô vẫn tăng hơn 6% do các DN nhập khẩu ồ ạt trước khi Thông tư 20 quy định siết nhập khẩu ô tô có hiệu lực thi hành. Dự báo, việc nhập khẩu các mặt hàng sẽ giảm trong 4 tháng cuối năm.
 
Theo nhận định của Bộ Công thương, tình hình sản xuất, kinh doanh trong những tháng cuối năm sẽ còn nhiều khó khăn do phục hồi kinh tế chưa ổn định. Để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, thời gian qua Bộ đã chỉ đạo giải quyết kịp thời các vướng mắc cho DN; chỉ đạo để sớm đưa các nhà máy Đạm Cà Mau, Đạm Ninh Bình vận hành vào cuối năm 2011 và đầu năm 2012, góp phần đáp ứng nhu cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp và bình ổn giá phân bón trên thị trường. Bộ cũng đang gấp rút hoàn thiện chiến lược phát triển xuất - nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020 để trình Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, tổ chức tọa đàm với các DN về vấn đề cấp giấy chứng nhận xuất xứ, ghi nhận những đóng góp của DN để có những điều chỉnh hợp lý.
 
Cùng với việc nghiên cứu đưa hàng Việt Nam trực tiếp từ nhà sản xuất vào hệ thống phân phối của các siêu thị lớn ở châu Âu (trước mắt là Pháp và Đức) nhằm khôi phục thị trường Đông Âu, Bộ Công thương tiếp tục đẩy mạnh cung cấp thông tin tiếp cận thị trường và các quy định mới của các nước cho DN; chủ động giải quyết các vấn đề cản trở hợp tác thương mại, công nghiệp giữa Việt Nam với EU như chính sách cạnh tranh, kinh tế thị trường và giữa Việt Nam với các khu vực thị trường khác. Ngoài ra, Bộ Công thương cũng phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các diễn đàn Việt Nam - EU thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư; tạo cơ hội cho các DN Việt Nam hợp tác với DN các nước Đan Mạch, Senegal, Trung Quốc, Nigeria và khảo sát thị trường Cameroon và Trung Phi. Bộ đang chuẩn bị tổ chức Diễn đàn Doanh nhân Việt kiều tại Vương quốc Anh, Hoa Kỳ; Tuần lễ Made in Vietnam tại Ba Lan, Australia... Bộ cũng đang xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành liên quan trong việc điều hành nhập khẩu đường, muối theo hạn ngạch thuế quan; tiếp tục rà soát thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu các mặt hàng để kiến nghị Bộ Tài chính điều chỉnh thuế suất theo hướng góp phần tạo thuận lợi cho xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu những mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, những mặt hàng trong nước đã sản xuất được...
 
Theo HaNoi mới

Tin liên quan