1) Tình hình sản xuất xi măng : tại thời điểm này Lào có 6 nhà máy xi măng
* 03 Nhà máy ở Bắc Lào là :
- Nhà máy Văngviêng I : công xuất 250 tấn/ngày do Trung Quốc xây dựng
- Nhà máy Văng viêng II : Công xuất 900 tấn/ngày cũng do TQ xây dựng
- Nhà máy xi măng Luang prabang : công xuất 300 tấn/ngày
* 02 nhà máy Trung Lào :
- Nhà máy xi măng Viêng Chăn : 500 tấn/ngày thuộc tỉnh Viêng Chăn
- Nhà máy xi măng Thà khẹt : công xuất 2.300 - 3.000 tấn
* 01 Nhà máy Nam Lào :
- Nhà máy xi măng Savannakhet : công xuất 100 tấn/ngày
2) Tình hình tiêu thụ :
Với khả năng sản xuất của mình Lào bảo đảm cho xây dựng các công trình dân dụng, dân sinh khoảng 40- 60%
Với các công trình trong điểm quốc gia, các công trình đầu tư nước ngoài ... hầu hết phải nhập khẩu chủ yếu từ Thái Lan
3) Tình hình xuất khẩu mặt hàng này từ Việt Nam :
- Mặt hàng này hầu như chưa thấy xuất hiện trên thị trường bán lẻ của Lào.
- Trong Biểu thống kê kim ngạch XNK của hải quan chưa thấy xuất hiện mặt hàng này. Tuy nhiên theo ông Thilavăn Chuyên viên Văn phòng Bộ Công Thương cho biết trong năm 2008 Lào có nhập từ Việt Nam không nhiều khoảng 5.540 tấn chủ yếu phục vụ cho công trình của Việt Nam đầu tư.
Sở dĩ có tình hình trên có thể do giá thành vận tải từ Việt Nam sang quá cao nên không thể cạnh tranh được với sản phẩm của Thái và một số nước trong khu vực.
Để hiểu rõ hơn, sâu hơn bức tranh toàn cảnh thị trường xi măng tại Lào,đề nghị doanh nghiệp nên sang nghiên cứu thực địa, thương vụ sẵn sàng kết nối với các đối tác và hỗ trợ thông tin.
Bạn đang ở đây
Hỏi đáp
Quy định thông tin trên bao bì xuất nhập khẩu phụ thuộc vào người nhập khẩu, do đó người nhập khẩu có quyền quyết định lựa chọn chất lượng bao bì do mình nhập khẩu và có nghĩa vụ tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu, chịu trách nhiệm về chất lượng và ghi nhãn hàng hóa. Người bán hàng có các quyền như quyết định cách thức kiểm tra chất lượng hàng hóa, có các nghĩa vụ tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hóa lưu thông và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa...
Theo đó, quy định về thông tin trên bao bì xuất nhập khẩu phụ thuộc vào quy định của từng quốc gia trên cơ sở của Điều ước quốc tế và do hai bên tham gia ký kết hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu tự thoả thuận.
Riêng với Việt Nam, ngày 30/8/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 89/2006/NĐ-CP quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Nghị định này được áp dụng đối với tất cả các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Xuất xứ hàng hoá cũng yêu cầu ghi cụ thể hơn trước. Ghi "sản xuất tại" hoặc "chế tạo tại" hoặc "xuất xứ" phải kèm tên nước hay vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hoá đó. Đối với hàng hoá sản xuất tại Việt Nam, đã ghi địa chỉ của nơi sản xuất ra hàng hoá đó thì không bắt buộc phải ghi xuất xứ hàng hoá. Tên hàng hoá ghi trên nhãn trong Nghị định lần này quy định là do tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá tự đặt và tự chịu trách nhiệm, không phải theo tiêu chuẩn như trước kia. Bên cạnh đó phải ghi rõ thành phần định lượng hàng hoá, tức là ghi thành phần kèm định lượng của từng thành phần. Tuỳ theo tính chất, trạng thái của hàng hoá, thành phần định lượng được ghi là khối lượng của thành phần đó có trong 1 đơn vị sản phẩm hoặc ghi theo các tỷ lệ: khối lượng với khối lượng, khối lượng với thể tích, thể tích với thể tích, phần trăm thể tích, phần trăm khối lượng. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất việc quản lý nhà nước về nhãn hàng hoá trên phạm vi cả nước.
Để được biết thêm thông tin, đề nghị Anh liên hệ với Bộ KHCN để được hướng dẫn.
Trân trọng./.
Để tìm kiếm các nhà xuất nhập khẩu, tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Bạn có thể truy cập website của Cổng Thương mại điện tử quốc gia ECVN tại địa chỉ:
www.ecvn.com
hoặc liên lạc trực tiếp với
Trưởng phòng kinh doanh: Anh Lê Chí Mạnh
Tel: (04) 2205508;
Fax: (04) 9364165
Email: ecvn@ecvn.com
Sau khi nhận được câu hỏi của quý công ty Thương vụ Việt nam tại Lào xin trả lời bạn như sau:
1) Tình hình sản xuất xi măng : tại thời điểm này Lào có 6 nhà máy xi măng
* 03 Nhà máy ở Bắc Lào là :
- Nhà máy Văngviêng I : công xuất 250 tấn/ngày do Trung Quốc xây dựng
- Nhà máy Văng viêng II : Công xuất 900 tấn/ngày cũng do TQ xây dựng
- Nhà máy xi măng Luang prabang : công xuất 300 tấn/ngày
* 02 nhà máy Trung Lào :
- Nhà máy xi măng Viêng Chăn : 500 tấn/ngày thuộc tỉnh Viêng Chăn
- Nhà máy xi măng Thà khẹt : công xuất 2.300 - 3.000 tấn
* 01 Nhà máy Nam Lào :
- Nhà máy xi măng Savannakhet : công xuất 100 tấn/ngày
2) Tình hình tiêu thụ :
Với khả năng sản xuất của mình Lào bảo đảm cho xây dựng các công trình dân dụng, dân sinh khoảng 40- 60%
Với các công trình trong điểm quốc gia, các công trình đầu tư nước ngoài ... hầu hết phải nhập khẩu chủ yếu từ Thái Lan
3) Tình hình xuất khẩu mặt hàng này từ Việt Nam :
- Mặt hàng này hầu như chưa thấy xuất hiện trên thị trường bán lẻ của Lào.
- Trong Biểu thống kê kim ngạch XNK của hải quan chưa thấy xuất hiện mặt hàng này. Tuy nhiên theo ông Thilavăn Chuyên viên Văn phòng Bộ Công Thương cho biết trong năm 2008 Lào có nhập từ Việt Nam không nhiều khoảng 5.540 tấn chủ yếu phục vụ cho công trình của Việt Nam đầu tư.
Sở dĩ có tình hình trên có thể do giá thành vận tải từ Việt Nam sang quá cao nên không thể cạnh tranh được với sản phẩm của Thái và một số nước trong khu vực.
Để hiểu rõ hơn, sâu hơn bức tranh toàn cảnh thị trường xi măng tại Lào,đề nghị doanh nghiệp nên sang nghiên cứu thực địa, thương vụ sẵn sàng kết nối với các đối tác và hỗ trợ thông tin.
Kính gửi ông Cường! Xin lỗi ông vì sự trả lời chậm trễ này, sở dĩ như vậy vì thời gian qua tôi bận đi công tác và nghỉ phép. Trước hết xin hoan nghênh ông và công ty đã và đang quan tâm tới thị trường mà chúng tôi đang phụ trách chúng tôi hy vọng rằng ông và công ty sẽ thành công trong việc nghiên cứ thị trường và tìm được đối tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. Riêng về mặt hàng mà ông đang cần tìm đối tác tiêu thụ chúng tôi xin trả lời ông như sau : đây là mặt hàng chuyên dùng cho ngành điện, các đơn vị kinh doanh mặt hàng này đều thuộc cục điện lực Lào quản lý. Các sản phẩm tương tự, các phụ kiện về điện hiện nay Lào nhập chủ yếu của Thái Lan và một số ít doanh nghiệp Việt Nam như Tập đoàn Tân Á... Nếu công ty ông có nhu cầu thiết lập mang phân phối tại Lào Thương vụ sẵn sàng giúp kết nối với các đồi tác, tuy nhiên công ty phải cử người có thẩm quyền sang nghiên cứu thị trường và chọn đối tác cho mình. Chúc các ông thành công. Thay mặt Thương vụ, Trương Minh Việt - Tuỳ viên. [ Thương Vụ Việt Nam tại Lào ]