Bạn đang ở đây

Yên Bái: Tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn

30/11/2012 16:37:22

Tính đến ngày  30 tháng 10 năm 2012 trên địa bàn tỉnh cón 118 giấy phép khai thác mỏ cấp cho 85 đơn vị khai thác khoáng sản còn hiệu lực trong đó: Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp 31 giấy phép bao gồm (Đá vôi trắng làm bột khoáng chất công nghiệp, ốp lát 26; quặng sắt 02; Sét sản xuất xi măng 01; Graphít 01mỏ; Felspat 01). UBND tỉnh cấp 87 giấy phép trong đó: Chì -Kẽm 8; Quặng Sắt 34; đá vôi trắng 02; Cao lanh 01; Felspat 01; đá XDTT 19; than 03; vàng 04; thạch anh 04; granít bán phong hóa 02; Cát sỏi 07, sét làm gạch 02. Trong đó có 31/31 mỏ do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép đều được thăm dò đánh giá trữ lượng và được hội đồng trữ lượng nhà nước phê duyệt báo cáo kết quả thăm dò, 33/87 mỏ do UBND tỉnh cấp giấy phép đã được thăm dò đánh giá trữ lượng và được hội đồng đánh giá trữ lượng của tỉnh phê duyệt báo cáo kết quả thăm dò, còn lại 54 mỏ mới chỉ được đánh giá ở cấp tài nguyên 333 và 334 (sắt 34; chì kẽm 8; thạch anh 04; cao lanh 01; than 03; vàng 04).

Trong số 118 mỏ nêu trên hiện có 65 mỏ đã đăng ký HĐKS tại Sở Công Thương và có 35 mỏ đang khai thác và có sản phẩm; 13 mỏ đang tạm dừng hoạt động; 23 mỏ đang tiến hành xây dựng cơ bản; 38 mỏ chưa triển khai hoạt động. Các mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã được cấp phép khai thác chủ yếu nằm trên vùng núi cao có địa hình phức tạp và phân bố rải rác trên địa bàn rộng, điều kiện giao thông đi lại khó khăn.

Căn cứ luật Khoáng sản số 60/2010/QH12, Nghị định số 15/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Khoáng sản và các quy định tại giấy phép khai thác, quyết định phê duyệt ĐTM, bản cam kết bảo vệ môi trường, hồ sơ các đơn vị đăng ký hoạt động khoáng sản và kết quả kiểm tra thực tế đối chiếu với các quy định của pháp luật, thực trạng hoạt động của các mỏ được phản ánh như sau: Tất cả các doanh nghiệp được cấp giấy phép khai thác khoáng sản đều có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đủ điều kiện để HĐKS; Có dự án đầu tư được thẩm tra và được cấp giấy chứng nhận đầu tư; Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt hoặc xác nhận của cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên nhiều mỏ đã được cấp phép khai thác trong thời gian dài, đã tiến hành hoạt động song vẫn chưa đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại giấy phép, trong hồ sơ vẫn còn thiếu một số thủ tục như: Ký quỹ phục hồi môi trường, hợp đồng thuê đất, thiết kế kỹ thuật thi công, quyết định bổ nhiệm Giám đốc điều hành mỏ, giấy xác nhận hoàn thành các công trình xử lý môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường. Qua kiểm tra thực tế tại các mỏ đang hoạt động trên địa bàn cho thấy vẫn còn một số tồn tại và hạn chế cần phải khắc phục như: việc bổ nhiệm Giám đốc điều hành mỏ vẫn chưa đảm bảo đúng theo quy định của Luật khoáng sản (không đáp ứng, đáp ứng nhưng chưa qua đào tạo kỹ thuật về khai thác mỏ, một số mỏ còn chưa có giám đốc điều hành mỏ hoặc mượn bằng để đăng ký), nhiều mỏ không bố trí giám đốc điều hành mỏ thường xuyên có mặt tại mỏ; về hiện trường thi công: nhiều mỏ khai thác không đúng thiết kế, chưa hoàn thành các công trình xử lý môi trường theo quy định, chưa xây dựng bãi thải, chưa đảm bảo điều kiện an toàn theo quy chuẩn (còn có đá treo sườn tầng, để chập tầng, khai thác với góc nghiêng sườn tầng và chiều cao tầng lớn, chưa xây dựng kè chắn chân bãi thải).

Công tác quản lý, hoạt động khoáng sản của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến nay tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ bản các chủ đầu tư đã chấp hành tốt các quy định pháp luật trong quá trình hoạt động song bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ một số tồn tại như đã nêu ở trên phần nào đã gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn lao động, ảnh hưởng đến môi trường sinh

Sở Công thương đã thường xuyên kiểm tra và có văn bản nhắc nhở, yêu cầu các đơn vị khắc phục các tồn tại trong quá trình hoạt động song để thực hiện tốt các quy định của Luật khoáng sản và các quy định pháp luật của Nhà nước có liên quan thiết nghĩ cần có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp trong công tác quản lý, ý thức tự giác chấp hành, phối hợp của các đơn vị trong quá trình hoạt động khoáng sản để hạn chế sự chồng chéo trong công tác kiểm tra, đơn giản hoá các thủ tục hành chính giúp cho các doanh nghiệp có nhiều thời gian quan tâm đến việc sản xuất kinh doanh của mình tạo ra nhiều sản phẩm góp phần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp và đóng góp nhiều hơn nữa cho ngân sách địa phương từ hoạt động khoáng sản./.

Nguồn: Phòng KTATMT