Chúng ta đều biết thực phẩm là mặt hàng không thể thiếu để duy trì sự sống, tuy nhiên việc thực hiện đưa thực phẩm đảm bảo chất lượng vào cơ thể là rất khó khăn kể cả những người làm chuyên trách, chuyên môn có chuyên kiến thức về an toàn thực phẩm, còn đối với người chưa có kiến thức hay chuyên môn về thực phẩm thì càng khó khăn hơn. Vì có rất nhiều lý do mà khó có thể thực hiện được như: Việc xác định nguồn gốc, hay cơ sở chăn nuôi và cơ sở kinh doanh đó đã được các cơ quan chức năng cấp giấy đảm bảo chất lượng hay chưa hay các cơ sở này khi đã được cấp rồi thì có thực hiện đúng về đảm bảo chất lượng hay không, ngoài ra còn môi trường tại vị trí kinh doanh, con người... có đảm bảo hay không.
Để thực hiện nhiệm vụ về đảm bảo an toàn thực phẩm Nhà nước đã xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khá đầy đủ như: Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH 12 ngày 17/6/2010; Nghị định 38/2012/NĐ - CP ngày 25/4/2012 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; Nghị định số 91/2012/NĐ-CP ngày 08/120/2012 quy định xử phạt hành chính về ATTP. Trong phạm vi quyền hạn của mình, các Bộ đã ban hành 57 Thông tư hướng dẫn, 29 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, 67 Tiêu chuẩn quốc gia về ATTP. Các văn bản đã kịp thời phổ biến tới tất cả các nhóm đối tượng ( người quản lý, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm từ Trung ương đến địa phương) dưới nhiều hình thức như trên các phương tiện thông tin đại chúng, hội thảo hội nghị. Các văn bản ban hành đã cơ bản hoàn thiện hành lang pháp lý, đủ sức mạnh để kiểm soát ATTP từ trang trại đến bếp ăn. Ngoài ra nhà nước đã xây dựng và triển khai tháng hành động, chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh ATTP để tạo không khí và hoạt động có hiệu quả cao hơn trong công tác này.
Đối với tình hình trên địa bàn tỉnh cũng như cả nước, quá trình thực hiện trong năm 2012 gặp nhiều khó khăn do nhiều yếu tố nhất là các thủ đoạn của một số đối tượng vi phạm đã tinh vi hơn vì lợi nhuận cao nhất là mặt hàng gia súc, gia cầm và các sản phẩm đông lạnh nội tạng và nhận thức của nhiều người dân còn hạn chế. Song với nhiều giải pháp quyết liệt của nhà nước và các ngành địa phương thì tình hình ATTP năm 2012 trên địa bàn đã có triển biến tích cực so với năm 2011 như tình hình ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể có xu hướng giảm rõ rệt cả về số vụ, số mắc, số di viện và số tử vong. Ngay từ đầu năm, Ban chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch VSATTP trong năm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành liên quan, đồng thời đã chỉ đạo các đơn vị kiện toàn, củng cố và duy trì hoạt động thường xuyên của Ban chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của mình. Ban chỉ đạo đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo về tăng cường các biện pháp tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra VSATTP trên địa bàn như: Kế hoạch số 05/KH-BCĐ ngày 05/01/2012 về việc triển khai tháng hành động vì chất lượng VSATTP năm 2012; Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 05/3/2012 về công tác đảm bảo VSATTP năm 2012; Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 16/5/2012 về việc thực hiện chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2020 trên địa bàn. Kết quả đạt được rất rõ rệt là: So với năm 2011 năm 2012 trên địa bàn tỉnh số vụ ngộ độc, số mắc giảm, không xảy ra trường hợp tử vong ( năm 2012 có 19 vụ ngộ độc, 75 người mắc, 0 người tử vong; cả nước số vụ NĐTP giảm 6 vụ, số mắc giảm 338 người, số đi viện giảm 556 người và không ghi nhận số tử vong; nhưng số vụ ngộ độc tại bếp ăn gia đình gia tăng 15 vụ, số mắc tăng 643 người, số đi viện giảm 556 người và không ghi nhận số tử vong) nguyên nhân tử vong chủ yếu là do ngộ rượu không rõ nguồn gốc, do nấm độc, do độc tố tự nhiên và ngộ độc bánh trôi và do người tiêu dùng vẫn tiếp tục sử dụng thực phẩm không đảm bảo an toàn cho thấy vấn đề đảm bảo ATTP còn nhiều khó khăn cần phải giải quyết trong thười gian tới. Điều này cho thấy công tác điều tra ngộ độc thực phẩm trên cả nước và tại địa phương đã có nhiều tiến triển, sự phối hợp giữa các đơn vị đã được quan tâm và củng cố.
Đối với Sở Công Thương cùng với cả nước và Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh đã chủ động và thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước của mình trong công tác đảm bảo ATTP theo Chỉ thị số 08/1999/CT-TTg ngày 15/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và Văn bản số 158/BCT-KHCN ngày 10/01/2012 của Bộ Công Thương về việc tổ chức tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2012 như: Sở Công Thương đã xây dựng và triển khai Kế hoạch số 04/KH-SCT ngày 18/01/2012 về việc tổ chức “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” từ ngày 15/01/2012 đến ngày 10/02/2012 trên phạm vi toàn tỉnh. Với mục tiêu nhanh chóng đưa Luật An toàn vệ sinh thực phẩm đi vào thực tiễn cuộc sống, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, phổ biến nội dung của Luật An toàn thực phẩm đến mọi đối tượng để đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp tết nguyên đán và các lễ hội trong năm. Phối hợp với các sở ban ngành tỉnh tuyên truyền, phổ biến các nội dung các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, các Bộ, ngành và UBND tỉnh về vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và kiến thức khoa học về VSATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến, nhập khẩu thực phẩm và người tiêu dùng. Đồng thời chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm duy trì và nâng cao vai trò, trách nhiệm của các đơn vị trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm và nâng cao vai trò giám sát của các cơ quan quản lý, người tiêu dùng đối với việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm của các cá nhân, tổ chức và đề nghị các đơn vị treo băn rôn khẩu hiệu tại cơ quan, đường phố, các chợ, siêu thị do đơn vị quản lý để hưởng ứng tháng hành động. Phổ biến các văn bản mới qui định về chức năng nhiệm vụ của sở như: Nghị định số: 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm; Thông tư số: 29/2012/TT-BCT ngày 05/10/2012 của Bộ Công Thương về việc Quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương và ra Văn bản số: 861/SCT-KTATMT ngày 16/11/2012 của Sở Công Thương tới các huyện thị xã, thành phố tổng hợp báo cáo cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn để có cơ sở triển khai công tác cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm lĩnh vực thuộc quản lý của Bộ Công Thương. Sở Công Thương đã chỉ đạo phòng Thanh tra, phòng Quản lý thương mại của Sở tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh thực phẩm. Qua kiểm tra phát hiện một số đơn vị đã thay đổi địa điểm kho và ngừng hoạt động kinh doanh tại một số địa điểm đã đăng ký, chưa có giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm, không có cam kết bảo vệ môi trường, thiếu thiết bị điều chỉnh nhiệt độ nơi bảo quản thực phẩm...Trên khâu lưu thông Sở đã chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường kiểm tra việc chấp hành các quy định của nhà nước về công tác đảm bảo ATVSTP đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn nhằm ngăn chặn việc mua bán, vận chuyển thực phẩm nhập lậu, thực phẩm giả, kém chất lượng và các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ kết quả đạt được như sau: Xử lý 176 vụ; Phạt hành chính trên 380 triệu đồng; Tiêu hủy hàng hóa ước trên 127 triệu đồng với các sản phẩm như: Gà vịt nhập lậu (5763kg), nội tạng gia súc (330kg), chè không đảm bảo VSATTP (1.384 kg), rượu vang giả (7.455 chai), Nước giải khát rượu bia cá loại (338 chai), mì chính (400,9 kg), Ô mai, gà cay, tăm cay (8002 kg, gói), bánh mứt kẹo các loại (1176 gói, hộp, kg), sữa tươi các loại quá hạn sử dụng ( 410 gói, hộp), cháo phở mì tôm các loại (349 gói). Điển hình là vụ vận chuyển 750 kg đùi gà đông lạnh không rõ nguồn gốc phạt hành chính 4 triệu đồng và tiêu hủy ước giá trị là 31 triệu đồng, vụ vận chuyển 3.735 chai rượu trắng và rượu vang nho giả phạt hành chính trên 4 triệu đồng và tiêu hủy ước giá trị là gần 8 triệu đồng.
Nhận xét đánh giá: Nhìn chung trong năm 2012 từ trung ương đến địa phương công tác quản lý ATTP đã thực hiện tốt các qui định của nhà nước và đạt được những kết quả khả quan, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau đặc biệt diễn biến tình hình ngày càng phức tạp và tinh vi của một số đối tượng vì lợi nhuận coi thường pháp luật cho nên tình hình đảm bảo ATTP chưa thể triệt để được trong thời gian gần và cần phải có sự vào cuộc lỗ lực hơn nữa của các ngành chức năng và nhận thức của người dân cần phải được nâng cao hơn nữa thì công tác ATTP mới đi vào lề nếp theo qui định của Nhà nước được.
Trong thời gian tới nhất là trong dịp tết nguyên đán và tháng hành động ATTP hàng năm cũng như các chương trình của nhà nước và UBND tỉnh, để công tác quản lý, sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ thực phẩm trên địa bàn dần đi vào ổn định và an toàn. Cùng với cả nước và Ban chỉ đạo ATTP tỉnh, Sở Công Thương sẽ chủ động và phối hợp với các cơ quan ban ngành của tỉnh và chính quyền địa phương sẽ tiến hành phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các tổ chức cá nhân liên quan nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất góp phần vào công tác đảm bảo sức khỏe nhân dân trong và ngoài tỉnh đồng thời đề nghị các sở ban ngành chức năng của tỉnh trong quá trình thực hiện vụ của mình tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý và phối hợp với Sở Công Thương để cùng nhau hoàn thành tốt công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh.
Nguồn: Phòng KTATMT