Có tới 70% doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh và tiếp tục coi Việt Nam là điểm đến quan trọng để đầu tư. Đây là tỷ lệ cho thấy Việt Nam đã vượt qua các đối thủ lớn trong cạnh tranh thu hút vốn đầu tư của Nhật Bản là Indonesia, Thái Lan và Philippines.
Số liệu thống kê từ Tổng cục hải quan Việt Nam cho thấy, tháng đầu năm 2014, tình hình nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Nhật Bản giảm 11,49% so với cùng kỳ năm 2013, kim ngạch là 775,1 triệu USD. Các mặt hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản trong tháng đầu năm nay là máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại…. trong đó mặt hàng máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng có kim ngạch đạt cao nhất, đạt 275,5 triệu USD, tăng 37,41% so với tháng 1/2013.
Mặt hàng có kim ngạch lớn đứng thứ hai là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, với 104,8 triệu USD, tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước lại giảm 26,12%...
Nhìn chung, trong tháng 1/2014, các mặt hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản đều giảm kim ngạch, số mặt hàng có tốc độ kim ngạch nhập khẩu giảm trong thời gian này chiếm gần 80%.
Về lĩnh vực nông nghiệp và thủy hải sản, Tham tán công sứ phụ trách thương mại của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, lĩnh vực này Việt Nam và Nhật Bản đạt được nhiều bước tiến đáng kể, đóng góp quan trọng vào sự phát triển giữa hai nước.
Các doanh nghiệp Nhật Bản có tiềm năng rất lớn trong việc đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và thủy, hải sản của Việt Nam, bên cạnh những lĩnh vực truyền thống như công nghiệp và thương mại.
Theo tham tán, hợp tác Việt-Nhật trong lĩnh vực này là mối quan hệ “đôi bên cùng có lợi” bởi lẽ, bên cạnh việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào canh tác, sản xuất và chế biến nông, thủy, hải sản, các doanh nghiệp hai nước không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch có chất lượng cao cho thị trường hơn 90 triệu dân của dải đất hình chữ S, mà còn có thể xuất sang thị trường của nước thứ ba.
Không chỉ ngành thủy sản, lĩnh vực cây ăn quả của Việt Nam cũng xem đây là cơ hội hiếm có để đưa các mặt hàng nông sản tiềm năng tiếp cận thị trường Nhật Bản, một trong những thị trường khắt khe hàng đầu thế giới.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản tháng 1/2014 – ĐVT: USD
|
KNNK T1/2014
|
KNNK T1/2013
|
% so sánh
|
Tổng KN |
775.142.267
|
875.759.103
|
-11,49
|
máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác |
275.574.318
|
200.542.658
|
37,41
|
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
104.853.009
|
141.913.914
|
-26,12
|
sắt thép các loại |
84.846.542
|
149.202.247
|
-43,13
|
sản phẩm từ chất dẻo |
39.858.217
|
47.999.038
|
-16,96
|
sản phẩm từ sắt thép |
28.795.439
|
35.549.012
|
-19,00
|
vải các loại |
24.793.493
|
36.336.108
|
-31,77
|
kim loại thường khác |
23.030.188
|
23.366.543
|
-1,44
|
hóa chất |
19.575.545
|
15.507.689
|
26,23
|
chất dẻo nguyên liệu |
18.067.078
|
23.289.702
|
-22,42
|
sản phẩm hóa chất |
17.302.099
|
19.835.808
|
-12,77
|
linh kiện, phụ tùng ô tô |
16.471.600
|
23.028.547
|
-28,47
|
nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày |
12.757.957
|
14.707.659
|
-13,26
|
dây điện và dây cáp điện |
10.675.360
|
11.457.092
|
-6,82
|
ô tô nguyên chiếc các loại |
10.356.013
|
3.722.266
|
178,22
|
cao su |
6.027.271
|
7.519.670
|
-19,85
|
sản phẩm từ cao su |
6.017.934
|
8.615.379
|
-30,15
|
giấy các loại |
5.831.911
|
5.331.075
|
9,39
|
Sản phẩm từ kim loại thường khác |
4.434.367
|
6.599.724
|
-32,81
|
phương tiện vận tải khác và phụ tùng |
4.060.211
|
11.756.571
|
-65,46
|
xơ, sợi dệt các loại |
3.925.748
|
3.068.536
|
27,94
|
hàng thủy sản |
3.734.051
|
4.284.356
|
-12,84
|
sản phẩm khác từ dầu mỏ |
3.605.153
|
3.409.137
|
5,75
|
phân bón các loại |
3.486.172
|
5.576.932
|
-37,49
|
sản phẩm từ giấy |
2.733.931
|
3.126.276
|
-12,55
|
dđá quý, kim loại quý và sản phẩm |
2.146.830
|
2.476.292
|
-13,30
|
linh kiện, phụ tùng ô tô |
1.306.981
|
2.432.089
|
-46,26
|
máy ảnh, máy quay phim và linh kiện |
1.283.158
|
|
*
|
thuốc trừ sâu và nguyên liệu |
1.248.571
|
2.708.310
|
-53,90
|
thức ăn gia súc và nguyên liệu |
1.075.974
|
352.792
|
204,99
|
quặng và khoáng sản khác |
669.944
|
1.235.460
|
-45,77
|
hàng điện gia dụng và linh kiện |
631.139
|
618.958
|
1,97
|
dược phẩm |
576.145
|
1.425.806
|
-59,59
|
điện thoại các loại và linh kiện |
431.297
|
459.163
|
-6,07
|
gỗ và sản phẩm gỗ |
406.206
|
613.952
|
-33,84
|
sữa và sản phẩm |
93.417
|
237.537
|
-60,67
|
nguyên phụ liệu dược phẩm |
64.617
|
78.885
|
-18,09
|
xe máy nguyên chiếc |
36.800
|
1.018.288
|
-96,39
|
Trưởng đại diện JETRO tại Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp Nhật Bản đang rất quan tâm đến môi trường đầu tư tại Việt Nam và coi Việt Nam là thị trường hấp dẫn. Hiện có khoảng 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam bao gồm cả các văn phòng đại diện. Trong năm 2013, vốn đầu tư trực tiếp (FDI) đăng ký từ Nhật Bản đạt hơn 5,7 tỷ USD. Gần đây, có nhiều doanh nghiệp có xu hướng đầu tư xây dựng các nhà máy thứ hai, thứ ba tại Việt Nam và mở rộng sang cả các địa phương khác, chứ không chỉ tập trung ở khu công nghiệp lớn.
So sánh với các quốc gia khác trong cùng khu vực, các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu luôn đạt mức doanh thu cao hơn (chiếm 60% tổng doanh thu) so với các sản phẩm sản xuất nhằm tiêu thụ trong nước. Đây hoàn toàn là một lợi thế cạnh tranh lớn của Việt Nam, nhất là khi quan hệ hợp tác kinh tế nội khối ASEAN ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Ngoài đánh giá cao về khả năng tăng trưởng, sự ổn định về chính trị xã hội, khảo sát của JETRO cho thấy chi phí cho người lao động thấp là một trong những lý do khiến doanh nghiệp nước này ưa thích đầu tư vào Việt Nam, thay vì các quốc gia láng giềng. Hiện nay, các doanh nghiệp Nhật Bản ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực như chế biến, sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà Việt Nam có thế mạnh về lực lượng nhân công và trình độ kỹ thuật. Tới đây, doanh nghiệp Nhật Bản sẽ mở rộng đầu tư sang lĩnh vực công nghệ cao. Điều đó chứng tỏ, hàng loạt những giải phải tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thời gian gần đây đang dần phát huy tác dụng, các hoạt động, chương trình xúc tiến đầu tư để quảng bá môi trường đầu tư của Việt Nam đang đi đúng hướng.
Mặc dù, hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản đều công nhận môi trường đầu tư của Việt Nam trong năm vừa qua đã có những bước cải thiện đáng kể với các ưu thế như có nguồn lao động dễ tuyển dụng, quy mô thị trường với khả năng tăng trưởng cao và tình hình chính trị-xã hội ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại làm giảm khả năng cạnh tranh thu hút đầu tư của Việt Nam trên trường quốc tế.
Một điểm hạn chế khác nữa của môi trường đầu tư Việt Nam là thủ tục hành chính phức tạp, thủ tục hải quan, thuế quan, các chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp nước ngoài còn thiếu nhất quán. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt lao động có tay nghề cao, kho bãi, thông tin cho nhà đầu tư cũng khiến các công ty nước ngoài e ngại khi tham gia vào thị trường Việt Nam.
Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam cần cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thuận lợi và có tính cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực, nhất là môi trường đầu tư phải có tính tiên lượng, minh bạch, thông thoáng.
Ngoài ra, JETRO cũng xây dựng danh sách các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp hỗ trợ. Những doanh nghiệp có tiềm lực, tiềm năng của Việt Nam sẽ được giới thiệu cho các doanh nghiệp của Nhật Bản, thông qua đó hai bên có thể tạo ra sự kết nối để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp của Việt Nam trong lĩnh vực này.
Theo Trưởng phòng nghiên cứu khoa học và phát triển quan hệ đối tác (Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia), để tạo lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư của Nhật Bản, về vĩ mô, Việt Nam cần tạo chính sách ưu đãi về thuế, hay về những ngành nghề cụ thể để ưu tiên cho các doanh nghiệp Nhật Bản. Việt Nam cần cải thiện về cơ sở hạ tầng để đáp ứng với yêu cầu của doanh nghiệp Nhật Bản vì doanh nghiệp Nhật Bản yêu cầu rất cao về cơ sở hạ tầng.
Về hạ tầng phần mềm, Nhật Bản là thị trường khó tính, vì vậy các dịch vụ của Việt Nam phải thật sự hoàn hảo phù hợp với văn hóa kinh doanh của người Nhật. Việt Nam cũng cần xây dựng chương trình quốc gia về thu hút đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản, phát hành các cuốn cẩm nang hướng dẫn; tăng cường các buổi giao lưu văn hóa giữa hai bên để doanh nghiệp Việt Nam có thể hiểu được văn hóa kinh doanh của Nhật Bản.
Ngoài ra, Việt Nam cũng cần đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả về công nghệ kỹ thuật, ngoại ngữ cũng như trang bị cho họ về văn hóa kinh doanh của người Nhật.