Bạn đang ở đây

TT dầu TG ngày 13/2: Giá giảm do các thị trường vẫn tăng lên

13/02/2017 16:10:36
Dầu thô Brent kỳ hạn giao dịch tại 56,55 USD/thùng, giảm 15 cent so với đóng cửa phiên trước.
Dầu thô ngọt nhẹ WTI kỳ hạn giảm 12 cent xuống 53,74 USD/thùng.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC và các nhà sản xuất khác gồm Nga đã đồng ý cắt giảm sản lượng gần 1,8 triệu thùng mỗi ngày trong nửa đầu năm 2017 trong một nỗ lực hạn chế dư cung nhiên liệu toàn cầu.
Đã có sự nghi ngờ rộng lớn rằng tất cả các nhà sản xuất sẽ thực sự cắt giảm như đã hứa nhưng việc tuân thủ với sự cắt giảm đã thông báo hiện nay được ước tính khoảng 90%.
Ngân hàng ANZ cho biết “các thương nhân hăng hái đợi báo cáo hàng tháng của OPEC phát hành vào hôm nay. Nếu việc cắt giảm sản lượng đến như đề xuất, chúng tôi nên dự đoán giá dầu sẽ cao hơn”.
Trong khi các thương nhân cho biết dầu được hỗ trợ tốt tại mức thấp đến khoảng 55 USD/thùng do những hạn chế, họ chỉ ra một loạt lý do chính đang ngăn cản giá tăng tiếp trừ khi sản lượng cắt giảm sâu hơn hay với giai đoạn cắt giảm dài hơn.
Tại Mỹ, hoạt động khoan dầu ngày càng tăng đang thúc đẩy sản lượng và làm xói mòn những nỗ lực giảm sản lượng của OPEC.
Các nhà khoan dầu đã bổ sung 8 giàn khoan trong tuần trước, mang tổng số giàn khoan của Mỹ thành 591 giàn, mạnh nhất kể từ tháng 10/2015, theo Baker Hughes.
Trong cùng tuần năm ngoái, khi giá quanh mức 30 USD/thùng, số lượng giàn khoan dầu hoạt động chỉ là 439 giàn.
Tại Nga, nước đang tham gia cắt giảm, có những dấu hiệu sản lượng có thể giảm nhưng xuất khẩu vẫn cao, do các nhà sản xuất của họ bảo vệ các thị trường xuất khẩu chính của mình bằng cách giảm tồn kho.
Dựa vào xu hướng này, giới phân tích cho biết rằng OPEC có thể kéo dài giai đoạn cắt giảm sản lượng của họ so với kế hoạch hiện nay trong 6 tháng đầu năm 2017.
 
Nhưng kể từ đó nhu cầu dầu mỏ toàn cầu được dự kiến tăng từ 1,3 triệu thùng/ngày tới 1,5 triệu thùng/ngày trong năm 2017, câu hỏi hóc búa của OPEC là việc cắt giảm kéo dài và sâu hơn, họ càng nhường thị phần của mình cho các đối thủ cạnh tranh, như đã thấy tại hai thị trường tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Tại Mỹ, OPEC đang đối mặt với sản lượng dầu đá phiến ngày càng tăng. Tại Trung Quốc, Saudi Arabia nhà lãnh đạo của OPEC đã bị ngay thay thế là nhà cung cấp dầu mỏ lớn nhất.
Theo Vinanet