Năm 2012, Sở Công Thương Yên Bái giao kế hoạch cho Trung tâm khuyến công với mức kinh phí hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh là 04 tỷ đồng (trong đó KCQG: 02 tỷ đồng; KCĐP 02 tỷ đồng).
Để đảm bảo thực hiện thắng lợi kế hoạch này, đồng thời để hoạt động khuyến công phát huy được hiệu quả góp phần thúc đẩy công nghiệp nông thôn của tỉnh phát triển. Trung tâm khuyến công đã đưa ra và kiên quyết bám sát vào 8 giải pháp cơ bản trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động khuyến công, cụ thể việc triển khai một số giải pháp đó như sau:
1. Phân khai chi tiết kế hoạch năm 2012 theo một số tiêu chí như: phân theo địa bàn huyện thị; phân theo nhóm nội dung hỗ trợ. Tập trung vào các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn ở một số ngành nghề có lợi thế về tiềm năng của từng địa phương: Chế biến NLS (chè, gỗ, quế); sản xuất vật liệu xây dựng (gạch không nung); sản xuất gia công cơ khí nhỏ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp…
Năm 2012, căn cứ vào đăng ký của các huyện, thị xã, thành phố, Trung tâm KC đã tạm thời phân khai kế hoạch hỗ trợ kinh phí khuyến công địa phương cho các đơn vị.
Theo đó: huyện Mù Cang Chải: 150 triệu đồng; huyện Trạm Tấu: 150 triệu đồng; thị xã Nghĩa Lộ: 150 triệu đồng; huyện Văn Chấn: 250 triệu đồng; huyện Trấn Yên: 250 triệu đồng; huyện Văn Yên: 225 triệu đồng; huyện Lục Yên: 120 triệu đồng; huyện Yên Bình: 230 triệu đồng; TP Yên Bái: 200 triệu đồng và các hoạt động khuyến công khác do Trung tâm thực hiện là 275 triệu đồng.
Hiện tại Trung tâm đã xây dựng xong các đề án khuyến công, đang tiếp tục hoàn thiện các thủ tục cần thiết để trình Hội đồng thẩm định của Sở Công Thương và Sở Tài Chính vào đầu tháng 2 năm 2012. Như vậy, với sự đổi mới trong cách triển khai thực hiện, dự kiến năm 2012 các đề án khuyến công địa phương về cơ bản sẽ kết thúc vào đầu quý III/2012.
Đối với khuyến công quốc gia năm 2012, Trung tâm khuyến công vẫn tập trung vào các đề án dạng xây dựng mô hình trình diễn với 8 đề án cho các cơ sở sản xuất gạch không nung; sản xuất than sinh học; chế biến chè, gỗ chất lượng cao; chế biến tinh dầu quế hàm lượng trên 75%... Bên cạnh đó, Trung tâm cũng triển khai mở rộng các nội dung hỗ trợ như đào tạo nghề, tổ chức hội chợ triển lãm cấp khu vực trên địa bàn tỉnh…. Hiện tại hồ sơ các đề án đã được trình Cục Công nghiệp địa phương phê duyệt.
2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn thông qua hoạt động khuyến công đến tất cả các cơ sở công nghiệp nông thôn.
Năm 2012, để công tác tuyên truyền phát huy được hiệu quả và tạo điều kiện tốt hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn trong việc tiếp cận với chương trình khuyến công, Trung tâm khuyến công đã đổi mới nội dung cung cấp thông tin.
Với 3 phương tiện tuyên truyền cơ bản đó là: Website Sở Công Thương Yên Bái; Truyền hình Yên Bái và Bản tin tuần của Sở Công Thương. Trung tâm đã triển khai kế hoạch tuyên truyền chi tiết cho từng tuần, từng tháng, nội dung tập trung vào giới thiệu các văn bản pháp luật về các chương trình khuyến công, các hình thức tổ chức thực hiện, kết quả thực hiện hoạt động khuyến công của các huyện thị thành phố, các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trên địa bàn và đặc biệt tập trung vào giới thiệu các mô hình sản xuất có hiệu quả, các kinh nghiệm trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh…
3. Lựa chọn cơ sở chặt chẽ hơn để xây dựng đề án khuyến công có tính khả thi cao đồng thời nâng cao mức kinh phí hỗ trợ cho mỗi đề án.
Những năm trước đây, việc hỗ trợ kinh phí khuyến công cho các cơ sở còn dàn trải, chưa tập trung, việc lựa chọn cơ sở thụ hưởng còn nhiều vấn đề bất cập. Năm nay, với quan điểm tập trung vào các cơ sở có mức đầu tư tương đối lớn, sản phẩm tiêu thụ phải có khả năng tồn tại và phát triển trên thị trường đồng thời đảm bảo giải quyết được vấn đề nguyên liệu và lao động của địa phương. Với sự lựa chọn chặt chẽ như vậy, số lượng cơ sở được hỗ trợ kinh phí khuyến công sẽ giảm đi so với những năm trước đồng nghĩa với việc mức hỗ trợ cho một cơ sở sẽ tăng lên đáng kể (tuy nhiên vẫn trong quy định cho phép). Trung tâm dự kiến mức hỗ trợ tối thiểu cho một cơ sở năm 2012 phải đạt 50 triệu đồng, trừ một số cơ sở của 2 huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu.
Cùng với việc phấn đấu thực hiện kế hoạch năm 2012, trung tâm đồng thời tiếp tục triển khai tìm kiếm cơ sở, xây dựng các đề án khuyến công cho năm 2013 đảm bảo các tiêu chí theo quy định và đạt chất lượng đảm bảo hiệu quả cao nhất của hoạt động khuyến công trong việc khuyến khích các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn phát triển.
Như vậy, năm 2012 dưới sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở Công Thương, cùng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp đã đề ra đồng thời có sự phối kết hợp chặt chẽ với phòng kinh tế hạ tầng các huyện thị, các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn. Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Yên Bái chắc chắn sẽ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao, góp phần quan trọng giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động và nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái./.
Theo TTKC-SCT