Bộ Tài chính yêu cầu Sở Tài chính các địa phương phối hợp với ban, ngành chức năng theo dõi sát diễn biến cung - cầu và tình hình giá cả thị trường, nhất là những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu như lương thực, thực phẩm, đường, thuốc phòng và chữa bệnh cho người, xăng dầu, gas, phân bón, thức ăn chăn nuôi, dịch vụ đi lại, y tế… Các sở tài chính chủ động đánh giá hiệu quả của Chương trình bình ổn giá, từ đó tham mưu, trình UBND tỉnh, thành phố triển khai có hiệu quả các biện pháp bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa, dịch vụ, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đầu cơ, găm hàng gây tăng giá đột biến bất hợp lý tại địa phương. Cục Thuế các địa phương tăng cường quản lý thu, kiểm soát thu kết hợp với kiểm tra thực hiện pháp luật về giá, đồng thời phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an, tài chính, quản lý thị trường xử lý nghiêm những trường hợp trốn thuế, gian lận thuế, chuyển giá. Cục Hải quan các địa phương chỉ đạo thông quan nhanh chóng, đúng quy định trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa phục vụ Tết. Cục Dự trữ Nhà nước khu vực xuất cấp kịp thời hàng dự trữ quốc gia theo đúng chỉ đạo của Tổng cục Dự trữ Nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội, cứu đói cho dân trong thời gian giáp hạt…
Bạn đang ở đây
Tăng cường các biện pháp bình ổn giá trước, trong và sau Tết Nguyên đán
19/01/2012 15:40:25
Ngày 14-12, UBND TP Hà Nội ban hành Chỉ thị số 21/CT-UBND yêu cầu Sở NN&PTNT, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động triển khai các phương án phòng, chống dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012. UBND TP nêu rõ các địa phương cần rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo trong thời gian qua, có kế hoạch, phân công cụ thể, tổ chức lực lượng thường trực đối phó khi dịch bệnh xảy ra. Đồng thời chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn, ban quản lý các chợ tăng cường kiểm tra, phối hợp với lực lượng thú y kiểm soát chặt chẽ việc chăn nuôi, vận chuyển, kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm và các loại sản phẩm trên địa bàn...