Bạn đang ở đây

Nhiều giải pháp "gỡ" khó cho doanh nghiệp

21/08/2013 11:24:24
Trồng sắn nguyên liệu là một thế mạnh kinh tế của huyện Văn Yên. (Ảnh: H.N)

Cụ thể, ngành đã tiếp tục rà soát các quy hoạch ngành, sản phẩm, qua đó đề xuất với UBND tỉnh cho phép rà soát điều chỉnh, bổ sung một số quy hoạch đến hạn và một số quy hoạch xây dựng mới, trong đó đã đề xuất một số giải pháp, chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp và thương mại. Đồng thời, ngành phối hợp với các sở, ngành tổ chức thành công 2 hội nghị doanh nghiệp nhằm nắm bắt tình hình thực tế cùng những khó khăn, vướng mắc để có giải pháp tháo gỡ, giúp các doanh nghiệp ổn định phát triển sản xuất.

Bên cạnh đó, các chương trình khuyến công, tư vấn phát triển công nghiệp, tiết kiệm năng lượng... được triển khai. Các phòng, ban nghiệp vụ thuộc Sở Công thương đã tập trung khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước, thực hiện tốt các báo cáo; tăng cường kiểm tra các cơ sở doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, gas; kiểm tra an toàn trong sử dụng vật liệu nổ và an toàn trong khai thác khoáng sản, an toàn hồ đập thủy điện, an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng cường thanh tra chuyên ngành nhằm phát hiện những hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước cũng như những tồn tại trong phát triển sản xuất, kinh doanh của ngành, tập trung khắc phục tồn tại…

Các giải pháp của ngành cùng với nỗ lực của các doanh nghiệp, các ngành chức năng và các địa phương đã góp phần giúp hoạt động công nghiệp, thương mại trên địa bàn 7 tháng qua tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng.

Ngành công thương cũng đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường làm tốt công tác quản lý thị trường; chủ trì, phối hợp triển khai kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong kinh doanh; tập trung chống buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, góp phần kiềm chế lạm phát và bình ổn giá, ổn định thị trường, bảo vệ lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng.

Trong 7 tháng đã kiểm tra 808 vụ, phạt hành chính 1.228,614 triệu đồng; đã tiêu hủy hàng hóa trị giá 471,104 triệu đồng. Thị trường được quản lý nên mặc dù có biến động nhưng tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ 7 tháng qua ước đạt 5.355,695 tỷ đồng, tăng 22,36% so với cùng kỳ, bằng 63,75% kế hoạch năm.

7 tháng qua cũng đánh dấu bước phát triển trong lĩnh vực xuất khẩu khi kim ngạch xuất khẩu ước đạt 30,564 triệu USD, tăng 24,46% so với cùng kỳ, bằng 76,41% kế hoạch năm. Đóng góp nhiều vào kim ngạch xuất khẩu là nhóm sản phẩm khoáng sản (đá bột + hạt, đá block), tinh bột sắn, giấy vàng mã... Các đơn vị có kim ngạch xuất khẩu khá như: Công ty cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái, Công ty Liên doanh Cacbonnat YBB, Công ty cổ phần Mông Sơn, Công ty TNHH Đá cẩm thạch RK Việt Nam…

Trong thời gian tới, ngành công thương tiếp tục chủ trì phối hợp với các ngành chức năng, UBND các huyện, thị thành phố tăng cường kiểm tra, nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh; kịp thời tham mưu với UBND tỉnh các chính sách và biện pháp tháo gỡ khó khăn, động viên các doanh nghiệp phát triển sản xuất; đẩy nhanh triển khai các hoạt động khuyến công - tư vấn phát triển công nghiệp, tiết kiệm năng lượng theo kế hoạch đã được duyệt; tiếp tục tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật kinh doanh, trọng tâm là an toàn lao động, xử lý chất thải đảm bảo môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; đẩy mạnh công tác quản lý thị trường, tập trung vào nhiệm vụ kiểm soát, chấp hành luật pháp; tích cực triển khai công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu; đẩy nhanh tiến độ xây dựng sàn giao dịch, triển khai các hội chợ theo kế hoạch.

Theo YBĐT