Bạn đang ở đây

Ngân hàng trung ương Trung Quốc tiếp tục nới lỏng chính sách để hỗ trợ nền kinh tế

02/07/2015 13:15:49

Việc nới lỏng kết hợp này làm nổi bật các mối lo ngại của Bắc Kinh rằng tiền đã không chảy vào một số lĩnh vực cần thiết trong nền kinh tế và chi phí đi vay cao có thể châm ngòi phá sản và thất nghiệp. Lần cuối cùng ngân hàng trung ương đồng thời cắt giảm lãi suất và yêu cầu dự trữ là khi đang ở đỉnh cao của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào cuối năm 2008.

Một nhà phân tích cho biết, động thái mới nhất này cũng có thể an ủi các nhà đầu tư sau khi thị trường chứng khoán của nước này giảm mạnh 20% trong hai tuần gần đây.

Xu Hongcai, nhà kinh tế cấp cao tại Trung tâm trao đổi kinh tế quốc tế (CCIEE) của Trung Quốc cho biết, "việc cắt giảm đồng thời lãi suất và dự trữ bắt buộc là một động thái mạnh mẽ, cho thấy áp lực giảm đối với nền kinh tế là rất lớn", và "việc điều chỉnh chính sách tiền tệ cũng sẽ giúp hạn chế biến động mạnh trong thị trường chứng khoán."

Một số nhà kinh tế của chính phủ đã kêu gọi cắt giảm lãi suất để giúp chi phí đi vay thực tế thấp hơn và hỗ trợ chính quyền địa phương trao đổi trái phiếu đáo hạn của họ, mặc dù một số nhà phân tích khu vực tư nhân gần đây đã giảm dần các mức kỳ vọng của họ về chính sách nới lỏng.

Mặc dù đã cắt giảm lãi suất, nhưng chi phí thực của việc đi vay ở Trung Quốc vẫn còn cao, một phần do giữ lạm phát yếu và các ngân hàng lưỡng lự trong việc giảm lãi suất để hỗ trợ khách hàng của họ. Điều đó đã khiến các nhà sản xuất gặp khó khăn với nhu cầu ảm đạm.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết trên website của mình rằng họ đã giảm lãi suất cho vay một năm của ngân hàng  ở mức 25 điểm cơ bản xuống 4,85%, và giảm lãi suất gửi một năm 25 điểm cơ bản xuống 2 %.

Ngân hàng trung ương cũng đã hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) 50 điểm cơ bản đối với các ngân hàng đã đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định về cho vay trong các lĩnh vực nông nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Họ đã hạ dự trữ bắt buộc 300 điểm cơ bản đối với các công ty tài chính, mà họ nói sẽ giúp giảm bớt áp lực vốn và chi phí cho doanh nghiệp nhà nước. Động thái này làm nổi bật lo ngại ngày càng tăng về khu vực doanh nghiệp nhà nước với nợ xấu đang tập trung và mức lợi nhuận thấp.

Ngân hàng trung ương đã thường xuyên thực hiện việc cắt giảm mục tiêu trong tỷ lệ dự trữ để thúc đẩy cho vay vào các lĩnh vực nhất định, nhưng tác động này đã bị giới hạn từ các ngân hàng do họ không muốn cho vay đối với các lĩnh vực này trong bối cảnh lo ngại về tài sản thế chấp và rủi ro.

Tăng trưởng suy thoái

Ngân hàng trung ương cho biết cắt giảm lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ "giúp ổn định tăng trưởng, điều chỉnh cơ cấu và chi phí tài chính xã hội thấp hơn".

Trong tương lai, ngân hàng trung ương sẽ "tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, sử dụng các công cụ chính sách khác nhau để tăng cường và cải thiện quản lý an toàn, tối ưu hóa kết hợp chính sách và tạo môi trường tài chính tiền tệ ôn hòa và phù hợp với việc điều chỉnh và nâng hạng kinh tế."

Chính phủ sẽ phát hành dữ liệu GDP quý II vào ngày 15/7 và nhiều nhà kinh tế dự báo tăng trưởng giảm xuống dưới 7%, đó sẽ là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ khi khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Đè nặng bởi một cuộc suy thoái bất động sản, sản lượng dư thừa từ nhà máy và nợ địa phương, tăng trưởng trong nền kinh tế của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm đến mức thấp trong một phần tư thế kỷ, khoảng 7% trong năm nay. Số liệu này giảm so với mức 7,4 % trong năm 2014, ngay cả với các biện pháp kích thích kinh tế dự kiến bổ sung.

Trung Quốc cắt giảm lãi suất cuối cùng vào ngày 10/5. Lần cuối cùng cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc 100 điểm cơ bản đối với tất cả các ngân hàng thương mại vào ngày 19/4 – giảm nhiều nhất kể từ khi suy thoái sâu trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 -  sau khi cắt giảm 50 điểm cơ sở trong tháng 2.

Ngân hàng trung ương đã cắt giảm lãi suất cho vay chuẩn tổng cộng 115 điểm cơ bản từ tháng 11, trên tổng số 150 điểm cơ bản đã giảm trong dự trữ bắt buộc trên toàn hệ thống.

Các nhà phân tích cho biết việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc chỉ được chọn trong mối lo ngại của chính quyền rằng việc nới lỏng cho đến nay đã chủ yếu để thúc đẩy thị trường chứng khoán, và các tác động này đối với nền kinh tế chung vẫn còn hạn chế.

Guan Qingyou, nhà kinh tế cấp cao tại Ginseng Securities cho biết "đầu cơ trên thị trường chứng khoán đang giảm đã giúp loại bỏ những trở ngại cho việc nới lỏng chính sách. Cổ phiếu giảm cũng buộc nới lỏng chính sách phải tăng tốc ".

H.Lan
Nguồn: Vinanet/ Reuters