Bạn đang ở đây

Làm thêm khi du học mỹ

04/07/2011 16:51:42

1. Tiêu chuẩn của visa F-1 và M- 1

Nhập cư và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) cập nhật lần cuối vào 11/ 2016, nếu bạn muốn học như một sinh viên toàn thời gian ở Mỹ, bạn sẽ cần một loại visa du học. Có hai loại visa không di dân dành cho những người muốn học tập tại Mỹ. Các visa này thường được gọi là visa F và M. Tiêu chuẩn chung cho 2 loại visa này bao gồm:

  • Bạn phải ghi danh vào một chương trình giáo dục “học thuật”, một chương trình đào tạo ngôn ngữ, hoặc một chương trình dạy nghề.
  • Trường của bạn phải được chấp thuận bởi chương trình “Du học sinh và Trao đổi sinh viên”, “Nhập cư và Hải quan thi hành”.
  • Bạn phải được ghi danh theo học như một sinh viên toàn thời gian tại một cơ sở giáo dục.
  • Bạn phải thông thạo tiếng Anh hoặc được tham gia các khóa học dẫn đến trình độ tiếng Anh
  • Bạn phải chứng minh tài chính trong suốt quá trình học tập tại Mỹ.
  • Bạn phải duy trì một nơi ở tại Mỹ mà không có ý định dời đi.

Tư vấn du học Mỹ có được đi làm thêm không?

2. Quy định làm thêm cho du học úc

Đối với vấn đề “Du học sinh Mỹ có được làm thêm không?”, thật chất họ vẫn được làm thêm nhưng dưới sự quản lý nghiêm ngặt của chính quyền địa phương cũng như của nhà trường. Cụ thể như sau:

  • 2.1. Đối với visa F-1

Visa F-1 (Sinh viên Học tập) cho phép bạn nhập vào Mỹ như là một sinh viên chính quy tại một trường cao đẳng, đại học, chủng viện, viện lưu trữ, trường trung học phổ thông, trường tiểu học, hoặc các cơ sở giáo dục khác hoặc trong một chương trình đào tạo ngôn ngữ . Bạn phải ghi danh vào một chương trình học hay khóa học mà kết quả bằng văn bằng, văn bằng hoặc chứng chỉ và trường của bạn phải được chính phủ Mỹ cho phép chấp nhận sinh viên quốc tế.

Định cư mỹ diện F-1 không được phép làm việc ngoài trường trong năm học đầu tiên, nhưng có thể chấp nhận việc làm trong khuôn viên trường tùy thuộc vào các điều kiện và hạn chế nhất định. Sau năm học đầu tiên, sinh viên F-1 có thể tham gia vào ba loại hình việc làm ngoài khuôn viên trường:

  • Chương trình Đào tạo Thực hành (CPT).
  • Đào tạo thực hành Tùy chọn (OPT) (trước khi hoàn thành hoặc sau khi hoàn thành).
  • Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM) Hoạt động Mở rộng, Đào tạo Thực hành Tùy chọn (OPT).
  • 2.2. Đối với visa M-1

Loại visa M-1 (học sinh chuyên nghiệp) bao gồm sinh viên trong các chương trình dạy nghề hoặc các chương trình khác không thuộc chương trình đào tạo khác ngoài đào tạo ngoại ngữ.

Du học sinh diện M-1 chỉ được tham gia tập luyện thực hành chỉ sau khi học xong.

Như vậy đối với câu hỏi “du học Mỹ có được làm thêm không?” thì đáp án sẽ là đối với sinh viên năm nhất, bạn sẽ không được phép làm thêm. Nếu bạn vẫn mong muốn làm việc để giảm gánh nặng chi phí thì bạn có thể xin nhà trường làm những công việc trong khuôn viên như các công việc trong thư viện, văn phòng hoặc căn tin trường. Đến năm hai, bạn có thể làm thêm nhưng chỉ theo diện rèn luyện kỹ năng, tức là bạn chỉ làm những công việc liên quan đến chuyên ngành mình được học để lấy kinh nghiệm. Thời gian bạn ở tại Mỹ sẽ được kéo dài thêm 12 tháng để bạn hoàn thành công việc làm thêm của mình.

Tư vấn du học Mỹ có được đi làm thêm không?

3. Những cách giảm gánh nặng tài chính cho du học sinh Mỹ

Dưới sự lãnh đạo của chính quyền Mỹ mới, quy định làm thêm dành cho những người không phải là công dân Mỹ ngày càng khắt khe hơn. Đã có nhiều trường hợp do không hiểu quy định hoặc cố ý làm “chui” đã bị phạt rất nặng bằng cách trục xuất về nước. Do đó, nếu bạn muốn giảm gánh nặng tài chính cho gia đình, ngoài việc phụ giúp trong khuôn viên trường mà bạn đang học, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau đây.

  • 3.1. Miễn, giảm học phí

Nếu gia đình bạn thật sự gặp khó khăn, đừng xấu hổ mà hãy làm đơn trình lên nhà trường. Thông thường, bạn sẽ phải duy trì mức học ít nhất là khá trong suốt quá trình học, tuỳ theo quá trình nỗ lực và tài chính của gia đình mà nhà trường sẽ miễn hoặc giảm học phí cho bạn.

  • 3.2. Vay

Có hai hình thức vay mà tuỳ theo trường mà bạn đang học mà bạn sẽ sử dụng hình thức phù hợp. Đầu tiên là vay từ nhà trường, tức là dời ngày đóng học phí lại. Hình thức vay này thường không tính lãi xuất và nếu đến cuối năm học mà bạn vẫn chưa đóng học phí đầy đủ thì bạn sẽ bị “giam” bằng. Nếu nàh trường không hỗ trợ bạn thì họ sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm những tổ chức tín dụng uy tín bên ngoài với mức lãi suất thấp nhất.

  • 3.3. Săn học bổng

Hằng năm chính phủ Mỹ cũng như các tổ chức quốc tế cung cấp rất nhiều các suất học bổng khác nhau. Tuỳ theo khả năng và sự phù hợp với loại học bổng đó, bạn có thể viết bài luận để xin học bổng.

4. Những việc làm thêm lương cao cho du học sinh

  • 4.1. Viết lách tự do

Mức lương cao nhất: 55 đôla/giờ.

Mô tả: Những người viết tự do có kỹ năng viết tốt cũng như khả năng hoàn thành công việc đúng thời hạn. Tùy vào từng công việc cụ thể, người viết phải chịu trách nhiệm nội dung, tập trung vào một hoặc nhiều lĩnh vực.

  • 4.2. Biên tập nội dung

Mức lương cao nhất: 40 đôla/giờ.

Mô tả: Làm việc với định hướng về phong cách cụ thể, biên tập nội dung đảm bảo chính xác ngữ pháp, chính tả, khả năng đối phó với khối lượng công việc cao.

  • 4.3. Nghiên cứu trực tuyến

Mức lương cao nhất: 37 đôla/giờ.

Mô tả: Hỗ trợ chuyên gia kinh doanh bằng cách nghiên cứu các câu hỏi gửi cho khách hàng, thu thập câu trả lời chất lượng với phần lý giải mang tính cá nhân cao. Chuyên môn trong lĩnh vực nhất định cũng như kiến thức chung về kinh doanh là yêu cầu cần thiết.

Tư vấn du học Mỹ có được đi làm thêm không?

  • 4.4. Phân tích nguồn tài trợ

Mức lương cao nhất: 37 đôla/giờ.

Mô tả: Công việc này thường đòi hỏi một năm kinh nghiệm xem xét và phê duyệt giấy tờ cũng như chuẩn bị và gửi yêu cầu tài trợ.

  • 4.5. Thiết kế web

Mức lương cao nhất: 32 đôla/giờ.

Mô tả: Nhà thiết kế web chịu trách nhiệm tạo, cập nhật, quản lý các yếu tố đồ họa, sắp xếp website. Họ cần có kinh nghiệm thiết kế.

  • 4.6. Gây quỹ từ thiện phi lợi nhuận

Mức lương cao nhất: 30 đôla/giờ.

Mô tả: Công việc đòi hỏi bạn biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính cho một tổ chức hoặc doanh nghiệp.

  • 4.7. Kiểm toán đêm

Mức lương cao nhất: 29 đôla/giờ.

Mô tả: Kiểm toán đêm làm việc tại các khách sạn suốt ca đêm, hỗ trợ các hoạt động kế toán, xử lý mối quan hệ khách hàng. Công việc này đòi hỏi kỹ năng toán học, sử dụng máy tính và kiến thức kế toán cơ bản.

  • 4.8. Viết đơn xin tài trợ

Mức lương cao nhất: 27 đôla/giờ.

Mô tả: Nghiên cứu các cơ hội tài trợ mới, viết đơn xin tài trợ, nộp báo cáo trước thời hạn. Công việc đòi hỏi khả năng viết lách khéo léo và sử dụng máy vi tính thành thạo. Đây thường là việc bán thời gian, trung bình 10 tiếng mỗi tuần.

Tư vấn du học Mỹ có được đi làm thêm không?

  • 4.9. Trợ lý truyền thông

Mức lương cao nhất: 21 đôla/giờ.

Mô tả: Đây là công việc bán thời gian, chủ yếu là quản lý các kênh truyền thông xã hội và hỗ trợ công ty tiếp thị nội dung tới công chúng.

  • 4.10. Điều phối viên hỗ trợ khách hàng

Mức lương cao nhất: 21 đôla/giờ.

Mô tả: Đây là công việc phổ biến, nhiệm vụ chủ yếu là làm việc với khách hàng, giải đáp thắc mắc và hỗ trợ giải quyết các vấn đề.

  • 4.11. Nhiếp ảnh gia tự do

Mức lương cao nhất: 20 đôla/giờ.

Mô tả: Bạn cần có tay nghề cao khi chụp ảnh và thông thạo các phần mềm chỉnh sửa ảnh.

Tư vấn du học Mỹ có được đi làm thêm không?

  • 4.12. Thủ thư

Mức lương cao nhất: 19 đôla/giờ.

Mô tả: Các nhân viên làm việc trong thư viện tạo ra những trải nghiệm tích cực cho khách. Công việc này đòi hỏi kiến thức văn phòng cơ bản và kỹ năng chăm sóc khách hàng.

du học mỹ không cần toelf

Sau khi tham khảo thông tin du học Mỹ có được đi làm thêm không trên đây chắc hẳn các bạn sinh viên đã có thêm nhiều thông tin hữu ích và chuẩn bị hành trang du học tốt nhất cho bản thân. Chính phủ Mỹ có cho du học sinh được làm thêm tuy nhiên sinh viên chỉ được làm theo đúng thời gian quy định để tránh những rắc rối có thể xảy ra trong quá trình học tập tại đất nước này. Chúc các bạn thực hiện được ước mơ du học của mình và hãy luôn đồng hành cùng phapluat360.com để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.