1. Với quan điểm: Khơi dậy tiềm năng của thị trường trong nước, nhất là khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, xa. Ngày 15/11/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ban hành Quy chế mới về việc xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình XTTMQG áp dụng từ năm 2011 trở đi, thay thế Quyết định số 279/2005/QĐ-TTg ngày 03/11/2005 và Quyết định số 80/2009/QĐ-TTg ngày 21/5/2009 đã hết hiệu lực vào năm 2010.
Các nội dung cơ bản của quy chế: Chương trình XTTM quốc gia nhằm tăng cường hoạt động XTTM, phát triển xuất khẩu, thị trường trong nước, thương mại miền núi, biên giới và hải đảo; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam; gắn kết các hoạt động XTTM, đầu tư và du lịch.
Quy chế mới vừa đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế, vừa tiếp tục tạo điều kiện để phát triển thị trường xuất khẩu theo phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, thêm sức cạnh tranh, tăng trưởng về quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu quả; mở mang thị trường nội địa; quan tâm đến khu vực miền núi, biên giới, hải đảo.
Điểm mấu chốt là Chương trình mới “phủ sóng” xúc tiến thương mại trên cả 3 lĩnh vực xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu, xúc tiến thương mại thị trường trong nước và xúc tiến thương mại miền núi, biên giới và hải đảo.
Theo tinh thần mới, bên cạnh việc xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu với nội dung càng phong phú, linh hoạt, việc xúc tiến thương mại thị trường trong nước và xúc tiến thương mại tại biên giới, miền núi, hải đảo được quy định rõ ràng.
Theo đó, về xúc tiến thương mại thị trường nội địa, sẽ bao gồm: tổ chức các hội chợ triển lãm; tổ chức các hoạt động bán hàng; khảo sát thị trường; tuyên truyền về hàng hóa, dịch vụ Việt Nam; hỗ trợ quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng; đào tạo nhân lực... xúc tiến thương mại biên giới, miền núi, hải đảo sẽ bao gồm: Phát triển hệ thống phân phối hàng Việt; xây dựng và cung cấp thông tin thị trường biên giới; tổ chức các hoạt động giao dịch thương mại và đưa hàng vào khu kinh tế cửa khẩu; tổ chức và phát triển phân phối hàng Việt sang các khu vực biên giới với các nước có chung đường biên; nâng cao năng lực cho thương nhân hoạt động tại khu vực này; tuyên truyền quảng bá việc tiêu thụ sản vật của đồng bào...
Một nội dung cơ bản khác được đổi mới là vấn đề kinh phí. Từ năm 2008, kinh phí XTTM được ngân sách nhà nước cấp thay vì sử dụng Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lại nằm chung với kinh phí xúc tiến đầu tư, xúc tiến du lịch, nên thường thông báo muộn, dẫn đến phê duyệt chậm hoặc phải điều chỉnh, khiến nhiều Chương trình không được triển khai ngay đúng mùa XTTM theo tập quán quốc tế, thường bị dồn vào cuối năm, lỡ nhiều cơ hội. Theo Quy chế mới, kinh phí nhà nước hỗ trợ cho Chương trình được giao cho Bộ Công Thương từ đầu năm. Việc phê duyệt, cấp kinh phí cho các hạng mục sớm, tạo điều kiện để triển khai XTTM ngay từ đầu năm, chớp được cơ hội.. Bên cạnh đó, theo quy chế mới, mức và điều kiện hỗ trợ được cụ thể hoá theo hướng tăng mức hỗ trợ đối với những nội dung cần khuyến khích để mở rộng phạm vi của XTTM, nhưng vẫn đảm bảo được sự quản lý đúng mục tiêu, chặt chẽ, tiết kiệm. Quy chế cũng quy định các doanh nghiệp tham gia Chương trình cũng phải có vốn đối ứng để nâng cao năng lực và cộng đồng trách nhiệm trong việc thực hiện
Chủ trương hướng về địa phương cũng là điểm nổi trong Quy chế mới vì XTTM ở các địa phương ngày càng có vị thế đáng kể. Theo Quy chế, địa phương vừa được hỗ trợ từ Trung ương vừa dành từ ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để tiến hành XTTM, nhằm huy động nhiều nguồn lực cho XTTM.
Đổi mới trình tự thủ tục xây dựng, tiếp nhận, đánh giá, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và chấm dứt thực hiện đề án XTTM QG cũng được nhất là đối với các hạng mục lớn phải thực hiện trong thời gian dài, qua năm tài chính thứ hai; những hạng mục đang được thực hiện có hiệu quả cần được bổ sung kinh phí kịp thời; hiệu chỉnh những hạng mục không có khả năng thực hiện..., nhằm nở rộ nhiều loại hình, xây dựng chiến lược phát triển các vùng miền, thị trường, ngành hàng. Giảm hẳn giấy tờ, thời gian trong thủ tục hành chính.
2. Theo Điều 2, Điều 3 Quy chế Xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia (Ban hành kèm theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ) quy định về Mục tiêu và Đơn vị chủ trì chương trình XTTMQG cụ thể như sau:
Mục tiêu Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia
Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia là chương trình được xây dựng trên cơ sở định hướng phát triển xuất khẩu; thị trường trong nước; và thương mại miền núi, biên giới và hải đảo, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ đã được Chính phủ phê duyệt, nhằm:
a. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển xuất khẩu, thị trường trong nước, thương mại miền núi, biên giới và hải đảo;
b. Hỗ trợ công tác quy hoạch, vận hành hạ tầng thương mại;
c. Góp phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp;
d. Gắn kết các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch.
Đơn vị chủ trì thực hiện Chương trình
1. Đơn vị chủ trì bao gồm: các tổ chức xúc tiến thương mại Chính phủ, phi Chính phủ, tổng công ty ngành hàng (trong trường hợp ngành hàng không có Hiệp hội) có đề án xúc tiến thương mại đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu và tiêu chí quy định tại Quy chế này và được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.
2. Đơn vị chủ trì phải có đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có tư cách pháp nhân;
b) Có khả năng huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện Chương trình;
c) Có chiến lược phát triển ngành hàng cụ thể trên thị trường mục tiêu;
d) Nắm rõ nhu cầu xúc tiến thương mại của doanh nghiệp;
đ) Có kinh nghiệm, năng lực trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại.
e) Thực hiện Chương trình nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp, không nhằm mục đích lợi nhuận.
3. Các Đơn vị chủ trì được tiếp nhận kinh phí hỗ trợ để triển khai thực hiện Chương trình và có trách nhiệm quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Nguồn: Phòng TTXTTM