Bạn đang ở đây

Doanh nghiệp cần biết: Dự án “Xây dựng hệ thống cảnh báo các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu Việt Nam”

09/09/2011 16:56:14
Những năm gần đây, song song với thương mại toàn cầu ngày càng tự do hoá thì các biện pháp chống bán phá giá cũng được áp dụng ngày càng tăng. Biện pháp này đã và đang bị lạm dụng như là các hàng rào phi thuế quan để bảo hộ các ngành sản xuất trong nước.
Đối với Việt Nam, cùng với việc hoàn thiện chính sách mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới đồng thời do các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có lợi thế so sánh về giá nhân công rẻ, điều kiện tự nhiên ưu đãi, người lao động chăm chỉ, cần cù... đã góp phần tạo ra khả năng cạnh tranh cao cho những sản phẩm này trên thị trường quốc tế và đã đẩy những ngành công nghiệp nội địa của nước nhập khẩu rơi vào thế bất lợi, khiến họ phải sử dụng biện pháp chống bán phá giá để đối phó.
Trong những năm vừa qua, cùng với việc tăng trưởng xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt với 29 vụ kiện chống bán pháp giá và tự vệ của nước ngoài. Quan trọng hơn số vụ kiện đang có xu hướng tăng lên đáng kể theo từng năm.
Các vụ kiện chống bán phá giá đã gây ra những tác động lớn cho nền kinh tế Việt Nam, có thể thấy sự tác động này trên các mặt sau đây:
*Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam phải gánh chịu những tổn thất về mặt tài chính ngay từ những ngày đầu tiến hành điều tra vụ kiện, các chi phí này thường bao gồm các chi phí liên quan đến trả lời câu hỏi, thuê luật sư tư vấn, chi phí vận động hành lang, tham gia tố tụng…
*Thứ hai, kim ngạch xuất khẩu sẽ bị giảm sút một cách đáng kể. Điều này hoàn toàn có thể lý giải được vì ngay khi cuộc điều tra mới bắt đầu, các doanh nghiệp nhập khẩu đều có xu hướng cắt giảm việc nhập khẩu là đối tượng đang bị điều tra do có những lo ngại về nguy cơ phải trả thêm các khoản thuế chống bán phá giá khi nhập khẩu. Sự tác động này thể hiện càng rõ nét khi có quyết định áp thuế chống bán phá giá. Khi có quyết định áp thuế, các sản phẩm của Việt Nam sẽ bị bất lợi về giá cả trong cạnh tranh với các hàng hóa của nước khác không bị áp thuế hoặc bị áp thuế ở mức thấp hơn.
*Thứ ba, các tác động kinh tế không chỉ dừng lại ở các nhà sản xuất sản phẩm bị kiện chống bán phá giá mà lan rộng sang các ngành công nghiệp khác. Đó chính là phản ứng mang tính dây chuyền của các ngành công nghiệp sử dụng các sản phẩm bị điều tra bán phá giá làm nguyên liệu đầu vào.
*Thứ tư, các vụ kiện chống bán phá giá còn gây tác động tiêu cực đến tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Sau các vụ kiện xe đạp, đèn huỳnh quang và hiện tại là giầy mũ da, không ít doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực nói trên đã hoặc đang tính đến phương án đóng cửa các cơ sở sản xuất tại Việt Nam và dịch chuyển đi nơi khác. Như vậy, nguy cơ mất thị trường xuất khẩu cũng như hiểm họa phá sản đối với nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành sản xuất - xuất khẩu sẽ tác động tiêu cực đến nhiều vấn đề kinh tế - xã hội khác.
Để giảm các thiệt hại do các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ gây ra đối với các hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đồng thời giúp cho doanh nghiệp có thêm thời gian chuẩn bị và chủ động phòng tránh các vụ kiện có thể xảy ra, một trong những giải pháp mà Chính phủ Việt Nam đưa ra là nhanh chóng xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm đối với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của nước ngoài đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.
Hệ thống cảnh báo sớm được xây dựng nhằm đáp ứng các mục tiêu sau đây:
- Xây dựng hệ thống mạng lưới thông tin thị trường quốc tế; tạo lập và duy trì cơ chế giám sát và cảnh báo tại các thị trường thương mại quan trọng của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU... để phục vụ cho công tác theo dõi thị trường cũng như tiến hành giám sát, rà soát, đánh giá, dự báo những thay đổi trong hệ thống pháp luật, thể chế về chống bán phá giá của nước đó và dự báo về nguy cơ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ là đối tượng bị khởi kiện tại nước này.
- Đưa ra những phân tích, đánh giá và đề xuất các biện pháp phòng chống và xử lý vụ việc sớm, tạo thế chủ động cho công tác phòng chống các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.
1.3 Yêu cầu về chuyên gia
Chuyên gia trong TORs này được hiểu là:
(i) Một chuyên gia độc lập, hoặc
(ii) Một nhóm các chuyên gia độc lập; hoặc
(iii) Một công ty luật; hoặc
(iv) Một công ty tư vấn
Chuyên gia tham gia viết bản đề xuất cần thỏa mãn những yêu cầu sau:
-Là luật sư thương mại, có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn cho doanh nghiệp/Chính phủ các nước bị kiện trong các vụ kiện chống bán phá giá;
-Đã từng tham gia bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp bị kiện trong ít nhất 05 vụ kiện chống bán phá giá do Chính phủ Hoa Kỳ hoặc Liên minh EU khởi kiện;
-Đã từng tham gia bảo vệ lợi ích và/hoặc tư vấn cho doanh nghiệp/Chính phủ của các nước nền kinh tế phi thị trường trong các vụ kiện chống bán phá giá;
-Có kinh nghiệm, năng lực và cơ sở cung cấp thông tin, phân tích dữ liệu, số liệu.
Trong trường hợp một nhóm chuyên gia nộp Đề xuất Dự án thì phải đảm bảo có ít nhất một chuyên gia trong nhóm thỏa mãn yêu cầu trên.
Trong trường hợp một công ty tư vấn hoặc công ty luật nộp Đề xuất Dự án thì phải đảm bảo có ít nhất một chuyên gia trong công ty thỏa mãn yêu cầu trên tham gia trực tiếp vào việc viết Đề xuất.
Chuyên gia sẽ được trả một khoản chi phí để viết đề xuất chi tiết cho Dự án. Thời gian dự tính viết Đề xuất chi tiết là 20 ngày. Chuyên gia sẽ được trả mức phí cố định theo giờ trong 20 ngày nêu trên tuỳ theo số năm kinh nghiệm của chuyên gia/chuyên gia chính của nhóm thỏa mãn yêu cầu ở mục 1.4 nêu trên.
Ngoài ra, 02 chuyên gia trong sẽ được tài trợ một chuyến đi sang Việt Nam trong 5 ngày để thuyết trình về Đề xuất chi tiết Dự án. Mọi chi phí vé máy bay quốc tế, chi phí đi lại, ăn ở của chuyên gia trong thời gian 5 ngày ở Việt Nam sẽ do VCAD chịu.
Lưu ý:
-Số tiền dành cho chuyên gia nói trên là phí trọn gói dành cho hoạt động viết đề xuất Dự án, bất kể số chuyên gia tham gia vào việc viết Dự án là bao nhiêu người.
-VCAD sẽ chịu chi phí đi lại, ăn ở cho tối đa 2 chuyên gia trong thời gian 5 ngày làm việc tại Việt Nam.
Các Đề xuất sơ bộ phải được gửi bằng email đồng thời vào các địa chỉ qlct@moit.gov.vn ; tuanta@moit.gov.vnhiennq@moit.gov.vn trước ngày 31/7/2008. Sau khi nhận được đề xuất sơ bộ, VCAD sẽ gửi email xác nhận về việc đã nhận được đề xuất.
Trong trường hợp không nhận được email xác nhận, xin vui lòng liên lạc với chúng tôi theo địa chỉ liên lạc:
CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH (VCAD)
Bộ Công Thương Việt Nam
Địa chỉ: 25 Ngo Quyen, Hoan Kiem, Hanoi, Vietnam
Website: www.vcad.gov.vn
Ban Hợp tác quốc tế
Ông Trịnh Anh Tuấn, Trưởng Ban
Tel: 84-4-2250511 Fax: 84-4- 2205003
Mob : 84 (0) 983 041 641
Ban Phòng vệ Thương mại (Trade Remedies Division)
Ông Nguyễn Quang Hiển
Tel : 84-4-2205003 (ext : 1228) Fax : 84-4-2205003
Mob : 84 (0) 904234542
Thời gian thông báo chuyên gia được lựa chọn từ ngày 10-15/8/2008. VCAD sẽ gửi email về việc lựa chọn chuyên gia đến tất cả các địa chỉ email gửi đề xuất Dự án. Ngoài ra, việc lựa chọn chuyên gia sẽ được thông báo công khai trên trang web của VCAD.
Sau khi lựa chọn chuyên gia, VCAD sẽ tiến hành ký hợp đồng tư vấn với chuyên gia được lựa chọn. Thời gian viết Đề xuất chi tiết sẽ là 25 ngày kể từ ngày ký hợp đồng tư vấn. Sau thời hạn 25 ngày nói trên, chuyên gia sẽ gửi bản đề xuất đến VCAD. Trong trường hợp chuyên gia không gửi bản đề xuất chi tiết theo đúng thời hạn, VCAD có quyền lựa chọn chuyên gia khác thay thế và hợp đồng đã ký giữa VCAD và chuyên gia trước đó sẽ tự động bị vô hiệu.
Sau khi nhận được bản đề xuất chi tiết, VCAD sẽ thu xếp thời gian để 02 chuyên gia (hoặc 01 chuyên gia trong trường hợp chỉ có 1 chuyên gia độc lập được lựa chọn) sang làm việc với VCAD trong 5 ngày để làm rõ các nội dung trong Đề xuất Dự án.
Sau khi bản đề xuất Dự án được nghiệm thu, VCAD sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng tư vấn với chuyên gia và thanh toán toàn bộ tiền phí tư vấn.
Vinanet