Tại buổi tiếp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp và hợp tác nhiều mặt với Ba Lan, coi Ba Lan là đối tác ưu tiên ở khu vực Trung Đông Âu. Chủ tịch Quốc hội mong muốn, Ba Lan tiếp tục ủng hộ, tạo thuận lợi việc tăng cường hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Ba Lan, Việt Nam-EU.
Trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị hai bên tiếp tục trao đổi đoàn cấp cao cũng như cấp bộ, ngành, địa phương nhằm tiếp tục đẩy mạnh hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực. Quốc hội hai nước cần tăng cường hợp tác, giao lưu, trao đổi đoàn các cấp và mong muốn Ba Lan chia sẻ kinh nghiệm lập pháp phù hợp với quá trình chuyển đổi và hội nhập quốc tế.
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trân trọng mời lãnh đạo Quốc hội Ba Lan dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 diễn ra tại Hà Nội vào năm 2015.
Theo Công Thương, ngày 17/12, kỳ họp lần thứ 36 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào đã diễn ra dưới sự đồng chủ trì của Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Lào Somsavad Lengsavath nhằm đánh giá kết quả 1 năm hợp tác toàn diện giữa hai nước và đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác.
Tại kỳ họp này, hai Phó Thủ tướng đánh giá cao kết quả hợp tác giữa hai nước trong thời gian qua, đồng thời ghi nhận nỗ lực của hai Phân ban trong việc theo dõi, giám sát, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương hai nước triển khai các thoả thuận đã ghi trong Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học- kỹ thuật giữa hai Chính phủ năm 2012.
Theo đó, quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào trong năm 2013 tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, hiệu quả thiết thực.
Về hợp tác kinh tế, tính đến thời điểm này, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào Lào 412 dự án với tổng số vốn đầu tư 5,012 tỷ USD, thuộc nhóm dẫn đầu trong số 52 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Lào.
Do bất ổn về chính trị và chiến sự sảy ra tại Syria, nên xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này bị đình lại trong năm 2011 và 3 quý đầu năm 2012. Từ quý IV năm 2012 đến nay, việc xuất khẩu của Việt Nam sang Syria đã được khôi phục.
Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy, so cùng kỳ năm trước, xuất khẩu của Việt Nam sang Syria trong 9 tháng đầu năm 2013 đạt 14,6 triệu USD, tăng 100%. Trước đó, quý IV năm 2012 đạt 9,2 triệu USD, tăng 100%.
Ước tính, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang nước này năm 2013 đạt khoảng 19,5 triệu USD, tăng 112% so năm 2012.
Tiền giấy bị rách rời hay liền mảnh can dán lại, đều được NHNN xếp vào loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông do nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Ngoài quy định đổi tiền không bị yêu cầu làm thủ tục giấy tờ và không hạn chế số lượng đối với tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông…, thì một thông tin khác cũng được nhiều người quan tâm, chia sẻ đó là từ ngày 20/01/2014, cá nhân, tổ chức khi đổi tiền rách, hỏng sẽ không phải mất phí.
Theo Báo đầu tư, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) sẽ tổ chức Hội thảo tư vấn “Xuất khẩu nông sản thực phẩm sang thị trường EU” tại Tp.HCM vào ngày 20/12/2013, trong khuôn khổ hợp tác giữa Cục với Cơ quan Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển (CBI-Hà Lan).
Các chuyên gia tư vấn thị trường châu Âu của CBI, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương sẽ cung cấp thông tin về thực trạng xuất khẩu nông sản, thực phẩm của Việt Nam, cơ hội và thách thức khi xuất khẩu nguyên liệu thực phẩm sang thị trường EU.
Sở Công thương tỉnh Tiền Giang cho biết, năm 2013, Tiêng Giang đã đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa hơn 1 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm trước và đạt 110,38% so kế hoạch năm.
Trong đó, kim ngạch XK của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước chiếm 54% trên tổng kim ngạch xuất khẩu, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 46% trên tổng kim ngạch xuất khẩu.
Năm 2013, xuất khẩu các mặt hàng tiêu thủ công nghiệp của tỉnh tăng ở mức cao, nhất là mặt hàng may mặc, giày, sản phẩm ống đồng….
Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt cao là nhờ các doanh nghiệp của tỉnh tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường xuất khẩu sang khắp các châu lục. Đến nay, xuất khẩu hàng hóa của tỉnh sang thị trường châu Á, chiếm 33,5% kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh, còn lại là thị trường EU, châu Mỹ, châu Đại Dương và châu Phi.
Các doanh nghiệp này đưa ra nhiều lập luận, phân tích qua đó cho rằng, kết luận sơ bộ của Cục quản lý cạnh tranh là thiếu chứng cứ khách quan, dữ liệu sai lệch so với thực tiễn
Dẫn nguồn tin Thanh niên, ngày 17.12, nhóm 18 doanh nghiệp trong nước sản xuất các sản phẩm từ thép không gỉ cán nguội (TKG) nhập khẩu nước ngoài cho biết đã kiến nghị tạm thời chưa phê chuẩn lệnh áp thuế chống bán phá giá của Cục Quản lý cạnh tranh trong vụ điều tra chống bán phá giá mặt hàng TKG.
Theo đơn đồng gửi lên Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công thương, các doanh nghiệp này đưa ra nhiều lập luận, phân tích qua đó cho rằng, kết luận sơ bộ của Cục quản lý cạnh tranh là thiếu chứng cứ khách quan, dữ liệu sai lệch so với thực tiễn, đồng thời cần xem xét lại tư cách khởi kiện của nguyên đơn do không phù hợp với pháp luật Việt Nam và quy định của WTO…
Theo nguồn DĐDN, thông tin này được đưa ra tại báo cáo thẩm định đồ án quy hoạch giao thông thủ đô Hà Nội do Bộ Xây dựng trình Chính phủ.
Trong báo cáo thẩm định đồ án quy hoạch giao thông Thủ đô, Hà Nội sẽ làm 15 cầu và một hầm vượt sông Hồng. Trong đó có tám cầu vượt sông Đuống, ba cầu vượt sông Đà và các cầu vượt sông Đáy.
Cùng với đó, Hà Nội sẽ có 5 cảng hàng không và sân bay gồm: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, các sân bay Gia Lâm, Bạch Mai, Miếu Môn, Hòa Lạc đây là các sân bay chuyên dùng cho quân sự, cứu hộ, trực thăng.
Về chiến lược phát triển giao thông, Hà Nội ưu tiên phát triển giao thông công cộng, nhất là loại hình vận tải có khối lượng trung bình và lớn góp phần giải quyết ách tắc giao thông, tai nạn giao thông trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Đất giành cho giao thông sẽ chiếm 20 - 26% trong đất xây dựng đô thị tại khu trung tâm.
Theo nguồn baodongnai.com.vn, tin từ Cục Thống kê Đồng Nai, nhập khẩu phân bón hóa học trong năm 2013 của toàn tỉnh ước đạt hơn 194.500 tấn, giảm trên 45 ngàn tấn so với năm 2012. Lượng phân bón nhập khẩu trong năm 2013 giảm mạnh là do năm nay nguồn cung phân bón hóa học trong nước khá dồi dào.
Cụ thể, một số nhà máy sản xuất phân ure trong nước đã đi vào sản xuất và nâng công suất nên cơ bản đáp ứng gần đủ nhu cầu trong nước nên các công ty kinh doanh phân bón giảm nhập lượng phân ure từ nước ngoài về. Hiện các công ty đa số chỉ nhập các loại phân bón trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất số lượng còn ít chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, như: DAP, Kali, NPK. Do nguồn cung khá ổn định theo nhận định của các chuyên gia kinh tế vụ đông-xuân này sẽ không xảy ra tình trạng thiếu phân bón giá sốt.
Theo Vinanet